1 / 36

BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG – TIẾT CHẾ

BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG – TIẾT CHẾ. TIÊM AN TOÀN VÌ SỰ AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊM, NGƯỜI ĐƯỢC TIÊM VÀ CỘNG ĐỒNG. Nguyễn Bích Lưu. TP. Hồ Chí Minh, 25/6/2010. Nội dung trình bày. Đặt vấn đề Mục tiêu Phương pháp Các bước tiến hành Kết quả Đề xuất giải pháp.

jaser
Download Presentation

BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG – TIẾT CHẾ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BỘ Y TẾCỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNHPHÒNG ĐIỀU DƯỠNG – TIẾT CHẾ TIÊM AN TOÀN VÌ SỰ AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊM, NGƯỜI ĐƯỢC TIÊM VÀ CỘNG ĐỒNG Nguyễn Bích Lưu TP. Hồ Chí Minh, 25/6/2010

  2. Nội dung trình bày • Đặt vấn đề • Mục tiêu • Phương pháp • Các bước tiến hành • Kết quả • Đề xuất giải pháp

  3. ĐẶT VẤN ĐỀ • Tiêm là kỹ thuật xâm lấn, phổ biến tại các cơ sở y tế nhằm điều trị, chẩn đoán và dự phòng. • Quan niệm thuốc tiêm có tác dụng hơn, nhanh hơn thuốc uống  lạm dụng tiêm  nguy cơ rủi ro do tiêm. • WHO: Mũi tiêm an toàn sẽ không làm tổn hại đến người nhận mũi tiêm, người tiêm và cộng đồng. • Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có nhiều bất cập, nguy cơ không an toàn trong tiêm.

  4. ĐẶT VẤN ĐỀ (tiếp) Dưới đây là những phát hiện từ những nghiên cứu của Hội Điều dưỡng VN những năm 2002, 2005, 2008: - Thiếu, chưa được cập nhật thông tin  lạm dụng tiêm. - Phân loại, thu gom, quản lý chất thải sau tiêm chưa đúng. - Chưa trang bị đủ phương tiện vệ sinh tay và thu gom chất thải y tế. - Thiếu hệ thống giám sát tai nạn rủi ro nghề nghiệp. - Chưa tuân thủ đầy đủ các bước và nguyên tắc của quy trình kỹ thuật, đặc biệt các thao tác liên quan đến KSNK.

  5. Năm 2008-2009, Phòng ĐD Bộ Y tế phối hợp với WHO thực hiện dự án Tiêm an toàn tại: - Bệnh viện Nhi Trung ương, - Bệnh viện huyện Kim Sơn và 10 trạm Y tế xã của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

  6. MỤC TIÊU Tăng cường thực hành tiêm an toàn thông qua: - Xây dựng tài liệu hướng dẫn, chương trình và tài liệu đào tạo TAT. - Huấn luyện giảng viên, nhân viên thực hiện tài liệu hướng dẫn TAT. - Thực hiện thí điểm tài liệu, chương trình đào tạo TAT nhằm cập nhật kiến thức, thay đổi hành vi và thái độ liên quan đến TAT.

  7. PHƯƠNG PHÁP • Can thiệp theo chiều dọc • Đối tượng: bác sĩ – điều dưỡng từ: - BV Nhi TƯ (10 khoa) - Huyện Kim Sơn, Ninh Bình: + BV huyện (5 khoa) + 10 Trạm y tế xã thuộc huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình

  8. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH • Thành lập nhóm công tác để thu thập tài liệu trong và ngoài nước. • Rà soát tài liệu và phát hiện sự khác biệt giữa tài liệu đang được sử dụng với tài liệu của nước ngoài • Chọn đơn vị điểm, đánh giá hiện trạng • Hội thảo xác định nhu cầu đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo • Xây dựng chương trình đào tạo và tài liệu đào tạo. • Hội thảo góp ý cho chương trình, tài liệu • Đào tạo giảng viên của đơn vị thí điểm (68 người) • Đào tạo cho nhân viên của đơn vị thí điểm (175 người) • Thực hiện theo hướng dẫn sau đào tạo • Giám sát, hỗ trợ của nhóm chuyên gia • Đánh giá kết quả, chỉnh sửa tài liệu • Trình Hội đồng chuyên môn ban hành tài liệu

  9. KẾT QUẢ

  10. 1. Hoàn thành một chương trình và tài liệu đào tạo về tiêm an toàn • Chương trình đào tạo 3 ngày cho điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh. • Bộ tài liệu đào tạo về tiêm an toàn với: • 4 chương • 9 chủ đề

  11. Các chủ đề trong chương trình đào tạo tiêm an toàn

  12. 2. Đào tạo giảng viên và tập huấn cho nhân viên

  13. 3. Cải thiện kiến thức, hành vi và thực hành tiêm an toàn sau can thiệp

  14. CÁC GIẢI PHÁP TIÊM AN TOÀN Được tham khảo tài liệu từ WHO, 3/2010

  15. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH • Giảm thiểu mũi tiêm • Thực hành an toàn • Trang bị phương tiện thuốc, tiêm • Phòng ngừa và sử trí rủi ro do vật sắc nhọn • Quản lý chất thải y tế

  16. 1. Giảm thiểu mũi tiêm • Cập nhật tài liệu giảng dạy, các quy trình tiêm • Đào tạo tiêm an toàn và phòng ngừa chuẩn • Bác sĩ • Điều dưỡng • Dược sĩ • Hộ lý, y công • Nhân viên cung ứng thuốc, cung ứng vật dụng liên quan đến tiêm • Nhà sản xuất • Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại các cơ sở KCB • Chế tài khác

  17. 2. Thực hành tiêm an toàn • Vệ sinh tay • Mang găng tay sạch, sử dụng 1 lần ở những thời điểm thích hợp nhưng phải bảo đảm các thao tác đúng quy trình vô khuẩn. • Sử dụng phương tiện tiêm một lần • Làm sạch và sát khuẩn da • Thực hành tiêm an toàn

  18. Rửa tay dưới vòi nước chảy với dung dịch hoặc xà phòng kháng khuẩn khi tay vấy bẩn, khi tiếp xúc với vật dụng dính máu, dịch tiết. Sử dụng khăn lau tay một lần làm khô tay. Chà sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn trước và sau tiêm, giữa những lần tiếp xúc với mỗi người bệnh. a) Vệ sinh tay

  19. b) Mang găng • Chỉ sử dụng găng tay trong trường hợp có nguy cơ tiếp xúc với máu, sản phẩm của máu, vật phẩm có khả năng lây nhiễm. • Không mang găng tay khi tiêm bắp, tiêm trong da hoặc dưới da. • Sử dụng găng cao su sạch, dùng một lần và khít với bàn tay trong tiêm, truyền tĩnh mạch ngoại vi • Sử dụng găng khi có nguy cơ tiếp xúc với da tổn thương của người bệnh, máu, dịch sinh học và chế phẩm của máu

  20. c) Vệ sinh da vùng tiêm • Việc rửa da vùng tiêm với nước và xà phòng trước khi tiêm là cần thiết • Nếu da được rửa sạch với xà phòng, việc sử dụng cồn để sát khuẩn da trong tiêm chủng là không cần thiết. • Cần đợi cồn hoặc dung dịch sát khuẩn khô trên da mới được tiêm • Phương pháp sát khuẩn: sử dụng miếng gạc, bông cầu tẩm cồn 70 độ để sát khuẩn từ trong ra ngoài. Để khô (30 giây) rồi mới tiêm

  21. d) Sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn, một lần Kiểm tra sự nguyên vẹn, hạn dùng của vỏ bao chứa bơm tiêm trước khi dử dụng

  22. e) Thực hành an toàn - Tìm hiểu tiền sử dị ứng thuốc, chuẩn bị hộp chống sốc và sử trí sốc phản vệ kịp thời. - Chuẩn bị thuốc và phương tiện tiêm ở môi trường sạch, không bụi, vây máu hoặc dịch. - Thuốc phải được cất giữ, bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo chất lượng (Lọ, ống thuốc nguyên vẹn, không vẩn đục, không biến màu, không quá hạn sử dụng) - Sử dụng một miếng gạc vô khuẩn để bẻ đầu ống thuốc hơn là dùng tay không hoặc kẹp. - Loại bỏ kim tiêm đã đụng chạm vào bất kỳ bề mặt nào không vô khuẩn - Luân chuyển vị trí các mũi tiêm.

  23. e) Thực hành an toàn (tiếp) - Lường trước và đề phòng sự di chuyển đột ngột của người bệnh trong và sau khi tiêm. - Không dùng tay để đậy nắp kim, nếu cần hãy sử dụng kỹ thuật xúc rồi mới đậy nắp kim. - Không đụng chạm vào vùng da tiêm đã sát khuẩn, mũi kim tiêm, đầu ambu và pit tông bơm tiêm - Xe tiêm cần được lau bằng dung dịch sát khuẩn trước khi và sau khi sử dụng, và được sắp xếp ngăn nắp, đủ phương tiện và thuốc tiêm.

  24. 3. Phương tiện tiêm, thuốc tiêm • Trang bị đủ phương tiện vệ sinh tay: bồn rửa, nước, xà phòng, dung dịch rửa tay hoặc sát khuẩn tay, khăn lau tay một lần. • Sử dụng bơm kim tiêm 1 lần, còn hạn dùng, bao gói nguyên vẹn. • Khẩu trang, kính và phương tiện bảo hộ không có chỉ định sử dụng trong tiêm trừ khi trong khi tiêm có khả năng phơi nhiễm với máu bắn tóe. • Đặt mua thuốc tiêm một liều, thuốc ống có sẵn vết cắt (không phải cưa). • Xe tiêm đủ lớn, có ngăn kéo và đủ hộp đựng chất thải

  25. Hộc đựng ống tiêm Thùng chứa vật sắc nhọn 2 hộc tủ đựng thuốc Và dụng cụ 2 giỏ rác được gắn tầng dưới, di chuyển ra vào nhờ thanh trượt XE TIÊM AN TOÀN

  26. 4. Phòng ngừa và sử trí phơi nhiễm nghề nghiệp • Tập huấn phòng ngừa chuẩn cho nhân viên y tế, sử trí phơi nhiễm nghề nghiệp • Thực hiện các nội dung phòng ngừa chuẩn • Thực hiện đúng hướng dẫn sử trí phơi nhiễm nghề nghiệp khi gặp rủi ro • Thiết lập, thực hiện, duy trì hệ thống báo cáo rủi ro do vật sắc nhọn

  27. 5. Quản lý chất thải y tế

  28. KHUYẾN NGHỊ • Chương trình tiêm an toàn nên được áp dụng tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh. • Cần có sự giám sát, hỗ trợ nhân viên để bảo đảm những hướng dẫn Tiêm an toàn được tuân thủ và áp dụng đúng

  29. PV and RDU Xin cảm ơn sự lắng nghe của quý vị

More Related