1 / 20

GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (Gọi tắt là “Xuấ

HỘI THẢO NÂNG CAO KỸ NĂNG GIÁM SÁT VÀ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Tx. Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngày 10-11/9/2009. GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (Gọi tắt là “Xuất khẩu lao động”). Đặng Như Lợi

issac
Download Presentation

GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (Gọi tắt là “Xuấ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HỘI THẢO NÂNG CAO KỸ NĂNG GIÁM SÁT VÀ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚITx. Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngày 10-11/9/2009 GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆCỞ NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG(Gọi tắt là “Xuất khẩu lao động”) Đặng Như Lợi Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội

  2. Vị trí của xuất khẩu lao động 1. Là bộ phận cấu thành của chính sách việc làm 2. Đóng vai trò quan trọng góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nguồn ngoại tệ, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, phong cách, kỉ luật lao động… 3. Được ghi nhận trong văn kiện của Đại hội Đảng 4. Có Luật riêng để điều chỉnh 5. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước: Chính phủ giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

  3. Lịch sử của quá trình xuất khẩu lao động Các giai đoạn chính: (1) Thời điểm bắt đầu: 1978 – Hợp tác chuyên gia theo Nghị định của Chính phủ (2) Những năm 1980 - 1990: Hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu theo Nghị định của Chính phủ (3) Giai đoạn 1991- 2007 (trước khi có Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) theo Nghị định của Chính phủ và Bộ Luật lao động (4) Giai đoạn từ tháng 7/2007 đến nay theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Hiện nay có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hàng năm gửi về cho gia đình khoảng gần 2 tỉ USD (Số ước tính qua các ngân hàng, con số gửi ngoài không quản lí được)

  4. Một số văn bản pháp luật hiện hành • Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực tư 1/7/2007) và hàng loạt các văn bản được ban hành để đáp ứng với quy định của Luật và tình hình mới: - Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007, về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. - Thông tư liên tịch số 08/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007, hướng dẫn nội dung hợp đồng bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

  5. Một số văn bản pháp luật hiện hành (tiếp) • Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 4/9/2007 của Bộ LĐTBXH-BTC, Quy định cụ thể về tiền môi giới và dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài • Quyết định số 19/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007, Ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”. • Quyết định số 18/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài • Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 4/9/2007, Quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

  6. Một số văn bản pháp luật hiện hành (tiếp) • Quyết định số 18/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. • Quyết định số 19/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007, Ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”. • Quyết định số 20/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 2/8/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. • Và một số văn bản khác hướng dẫn về việc khám sức khỏe, chứng nhận sức khỏe cho người lao động, hướng dẫn phòng ngừa, chống các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý hình sự… đối với vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

  7. Lý do phải giám sát • Thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc hội • Đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước • Thu thập thông tin phục vụ công tác xây dựng pháp luật, điều chỉnh chính sách và hoạt động chuyên môn • Đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cử tri và dư luận xã hội • Đề xuất, kiến nghị, thúc đẩy việc thực hiện pháp luật ở các cấp độ khác nhau, góp phần giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, bất cập trong thực thi pháp luật

  8. Hình thức và phương thức giám sát • Luật đã quy định cụ thể các loại giám sát và quy trình cụ thể: Giám sát tối cao, giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban, Đoàn ĐBQH, Hội đồng Nhân dân… • Hình thức: Chất vấn, cho ý kiến về các báo cáo, văn bản có liên quan, giám sát chuyên đề • Cách thức: Đa dạng (theo đoàn, theo nhóm, theo vấn đề, đi từ cơ sở, cộng đồng….)

  9. Nội dung giám sát xuất khẩu lao động Trọng tâm chính bao gồm: 1. Giám sát văn bản pháp luật 2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở các cấp 3. Giám sát thực hiện: - Đối với cơ quan Quản lý nhà nước - Đối với doanh nghiệp, tổ chức có chức năng đưa người đi lao động ở nước ngoài - Đối với người lao động

  10. NỘI DUNG CHÍNH CỦA GIÁM SÁT Ở ĐỊA PHƯƠNG

  11. Công tác tổ chức, quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trên địa bàn - Ban hành văn bản của chính quyền địa phương, chính sách riêng của địa phương; chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu lao động trong tổng thể kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương. - Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật: Số lần, thời gian, hình thức cụ thể, đối tượng tham gia và địa bàn triển khai. - Tổ chức bộ máy theo dõi, quản lý, triển khai thực hiện công tác xuất khẩu lao động. - Chế độ báo cáo hàng năm, định kỳ của các cơ quan, đơn vị thực hiện. • Theo dõi, quản lí lao động xuất khẩu sau khi về nước; hướng dẫn, giới thiệu việc làm; tạo điều kiện, khuyến khích người lao động về nước đầu tư sản xuất, kinh doanh; vay vốn ưu đãi tạo việc làm… • Chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lí nhà nước về xuất khẩu lao động tại địa phương.

  12. Tình hình thực hiện của doanh nghiệp XKLĐ tại địa phương • Số lượng doanh nghiệp - Số lượng doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoạt động XKLĐ trên địa bàn; trong đó: của địa phương, của nơi khác đến (lập danh sách cụ thể); Số giấy phép được cấp, ngày, tháng, năm… • Vốn pháp định theo đăng kí của từng doanh nghiệp. • Số lượng cán bộ, viên chức bộ máy hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh; trình độ, kinh nghiệm… 2.Hợp đồng cung ứng lao động • Số lượng hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp; số lượng lao động đi theo từng hợp đồng; thị trường đưa đi… • Cách thức để doanh nghiệp có được hợp đồng cung ứng lao động • Số lượng lao động địa phương đã đưa đi được của từng doanh nghiệp từ năm 2006 đến thời điểm báo cáo phân theo địa bàn nước nhận lao động, nam-nữ, trình độ tay nghề…

  13. Tình hình thực hiện của DN XKLĐ tại đp (tiếp) • Số lao động địa phương còn đang làm việc ở nước ngoài; • Số lao động địa phương đã về nước, trong đó: về nước trước thời hạn và lí do? (Toàn bộ các nội dung trên lập thành biểu để doanh nghiệp báo cáo) • Phương thức tuyển chọn lao động địa phương đưa đi xuất khẩu của doanh nghiệp hoặc chi nhánh: Tuyển chọn trực tiếp hay giám tiếp qua các tổ chức khác? • Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi. • Các khoản chi phí của người lao động trước khi đi theo từng thị trường (thống kê chi tiết) • Hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ chi phí cho người lao động trước khi đi xuất khẩu lao động • Thu nhập bình quân của người lao động tại các thị trường (thống kê chi tiết). • Phương thức chuyển tiền về cho người thân hoặc gia đình…

  14. Tình hình thực hiện của DN XKLĐ tại đp (tiếp) - Các khoản doanh nghiệp hoặc chi nhánh phải chi trả cho cơ quan quản lý các cấp trong việc tuyển người lao động đi xuất khẩu. • Công tác quản lý, theo dõi, sử dụng lao động ở nước ngoài và khi về nước. • Tình hình việc làm và đời sống gia đình người đi xuất khẩu lao động sau khi về nước. • Việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của doanh nghiệp hoặc chi nhánh (Nội dung này có thể bổ sung thêm trên cơ sở quy định của Luật và các văn bản quy phạm khác)

  15. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN TRAO ĐỔI TẠI CƠ SỞ (CẤP XÃ) KHI GIÁM SÁT VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

  16. Đối với chính quyền xã Đến trực tiếp một số xã có nhiều lao động xuất khẩu trao đổi các nội dung: - Cách thức giới thiệu, tuyển chọn lao động đi xuất khẩu (trực tiếp, qua môi giới, tư vấn trung gian...); các khoản thu mà doanh nghiệp tuyển lao động phải nộp cho xã? - Tổng số lao động tại xã đã đi xuất khẩu lao động tính đến hết thời điểm báo cáo (chia ra nam – nữ, độ tuổi...), trong đó: số đã về nước, số về trước thời hạn, lí do? - Trình độ học vấn, tay nghề của lao động trước khi đi xuất khẩu lao động. - Hoàn cảnh gia đình của người xuất khẩu lao động. - Tình hình thu nhập và đời sống của gia đình những người đang đi lao động ở nước ngoài. - Tình hình thu nhập và đời sống của gia đình và bản thân người lao động sau khi về nước. - Nhận xét, đánh giá và kiến nghị của chính quyền xã về chính sách xuất khẩu lao động.

  17. Đối với người lao động đã về nước sau khi đi XKLĐ hoặc gia đình có người đi XKLĐ Mời một số gia đình có người đi XKLĐ hoặc người lao động đã đi XKLĐ về đến trao đổi trực tiếp một số nội dung: - Việc tuyển chọn trước khi đi: được doanh nghiệp hoặc chi nhánh tuyển chọn trực tiếp hay qua trung gian, môi giới, tư vấn... - Tình hình bồi dưỡng kiến thức, học ngoại ngữ, học nghề trước khi đi? thời gian? Chi phí? - Thủ tục làm hồ sơ, hộ chiếu, visa: Thời gian chờ? Chi phí? - Kí kết hợp đồng trước khi đi: có thời gian nghiên cứu, hiểu rõ hợp đồng hay không? - Việc tổ chức đưa đi của doanh nghiệp? - Thị trường lao động đến; công việc làm (nặng nhọc, vất vả, độc hại hay không?) thời gian làm việc trong một ngày (tính bình quân)...

  18. Đối với NLĐ đã về nước sau khi đi XKLĐ hoặc GĐ có người đi XKLĐ (tiếp) - Tổng số tiền người lao động phải nộp, trong đó : + Tiền dịch vụ nộp cho doanh nghiệp XKLĐ + Số tiền nộp cho môi giới/trung gian + Ký quỹ: + Các chi phí về thủ tục, hồ sơ + Đào tạo + Khác - Việc đón tiếp tại thị trường đến? - Điều kiện ăn, ở, làm việc, y tế, văn hóa? - Mức lương cơ bản? (có như hứa hẹn?) - Thu nhập thực tế. - Hình thức trả lương.

  19. Đối với NLĐ đã về nước sau khi đi XKLĐ hoặc GĐ có người đi XKLĐ (tiếp) - Tiền gửi về trung bình hàng tháng? - Đã thanh toán xong các khoản nợ để đi xuất khẩu lao động? - Pháp luật nước sở tại và việc chấp hành pháp luật của nước sở tại. - Mối quan hệ giữa những người lao động Việt Nam, giữa người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài. - Mối quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động? Đặc biệt đối với lao động nữ. - Mối quan hệ giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động khi người lao động đã ở nước ngoài, có liên hệ giúp đỡ gì không? • Mối quan hệ giữa người lao động và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài • Khi hoàn thành hợp đồng về nước hoặc về nước trước thời hạn có thanh lí hợp đồng đầy đủ với doanh nghiệp đưa đi hay không?... (Căn cứ vào thực tế để bổ sung vào nội dung giám sát cho phù hợp)

  20. Xin cảm ơn sự quan tâm của các quý vị đại biểu! Thank you for your attention!

More Related