1 / 49

GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO HỌC SINH QUA MÔN GDCD Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO HỌC SINH QUA MÔN GDCD Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 1. Lịch sử quyền con người (HV tự nghiên cứu Phụ lục 1 tr.5-6 của tài liệu) - Bộ luật Hammurabi (khoảng 1780 TCN)

halil
Download Presentation

GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO HỌC SINH QUA MÔN GDCD Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO HỌC SINH QUA MÔN GDCD Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

  2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 1. Lịch sử quyền con người (HV tự nghiên cứu Phụ lục 1 tr.5-6 của tài liệu) - Bộ luật Hammurabi (khoảng 1780 TCN) - Bộ luật của vua Cyrus Đại đế (khoảng 576 - 529 TCN) - Bộ luật của vua Ashoka (khoảng 272 – 231) - Hiến pháp Medina (do Muhammad sáng lập năm 622 ) - Đại Hiến chương Magna Carta (1215 )

  3. - Bộ luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình Luật 1470 -1497 ) - Bộ luật về quyền (năm 1689 ) của nước Anh - Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 ) của nước Mỹ - Bộ luật về các quyền (1789 ) của nước Mỹ - Tuyên ngôn vê Nhân quyền và Dân quyền (năm 1789 ) của nước Pháp,…

  4. Một số nhà tư tưởng tiêu biểu: - Thomas Hobbes (1588-1679) - John Locke (1632-1704) - Thomas Paine (1731-1809) - Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) - John Stuart Mill (1806-1873) - Henry David Thoreau (1817-1862)...

  5. Câu hỏi thảo luận: Anh (chị) hãy phân biệt khái niệm “quyền con người” và khái niệm“quyền công dân”.

  6. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quyền con người: (1)là nhân phẩm, các nhu cầu (về vật chất và tinh thần), lợi ích cùng với nghĩa vụ của con người được thể chế hoá trong các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. (2) là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.

  7. (3) là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người. (4) là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. …

  8. Quyền công dân: (1) là quyền con người, là những giá trị gắn liền với một nhà nước nhất định và được nhà nước đó bảo đảm thực hiện bằng pháp luật dựa trên mối liên hệ pháp lý cơ bản giữa mỗi cá nhân công dân với một nhà nước cụ thể. (2) là quyền được làm công dân của một cộng đồng xã hội, chính trị, hoặc quốc gia, …

  9. Phân biệt quyền con người và quyền công dân: • Về bản chất, các quyền công dân chính là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình. • Sự khác nhau: • Xét về nội dung: Quyền con người la khái niệm rộng hơn, bao hàm khái niệm quyền công dân.

  10. - Về tính chất: quyền con ngươi không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn tể cộng đồng nhân loại. • Về phạm vi áp dụng: do không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, chủ thể của quyền con người la tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế, hoàn cảnh, nơi cư trú... Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên trái đất.

  11. Một cá nhân, ngoại trừ những người không quốc tịch, về danh nghĩa đồng thời là chủ thể của cả hai loại: quyền con người và quyền công dân, tuy nhiên, sự phân biệt trong thụ hưởng hai loại quyền này chỉ được thể hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ, một người nước ngoài sẽ không được hưởng một số quyền công dân, chẳng hạn như quyền bầu cử, ứng cử ... tuy nhiên , người đó vẫn được hưởng các quyền con người phổ biến áp dụng cho mọi thành viên của nhân loại trong mọi hoàn cảnh, cụ thể như quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân ...

  12. Học viên nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi sau: 1. Có ý kiến cho rằng: trong những hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau quyền con người có thể được hiểu và áp dụng khác nhau. - Anh (chị) có đồng ý với nhận định trên hay không ? Tại sao ? 2. Khi một người phạm một tội ác thì họ sẽ bị tước hết các quyền con người. - Anh (chị) có đồng ý với nhận định trên hay không ? Tại sao ? 3. Khi nào thì một số quyền con người nhất định sẽ được ưu tiên thực hiện ? Giữa các quyền con người có thể có tầm quan trọng khác nhau hay không ? 4. Khi một quyền con người nào đó bị vi phạm thì có ảnh hưởng đến các quyền khác hay không? Tại sao?

  13. 1. Tính phổ biến. Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. 2. Tính không thể chuyển nhượng. Các quyền con người không thể bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, trừ một số trường hợp đặc biệt có thể sẽ bị tước hoặc hạn chế một số quyền nhất định. 3. Tính không thể phân chia Một số quyền con người nhất định sẽ được ưu tiên thực hiện khi các quyền đó trong thực tế có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác.

  14. Các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào, bởi lẽ việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. 4. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác.

  15. Câu hỏi thảo luận 1. Pháp luật có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người ? 2. Để giảng dạy nội dung về quyền con người cho học sinh qua môn GDCD một cách hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên bộ môn phải đáp ứng được những yêu cầu nào?

  16. 1. Pháp luật là phương tiện quan trọng bảo vệ quyền con người - Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người; các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội thừa nhận, bảo vệ. Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự. Ngược lại, quyền con người khi đã được quy định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng, được quyền lực Nhà nước tôn trọng bảo vệ. Khi quyền con người được quy định trong Hiến pháp và pháp luật thì nó sẽ trở thành “tối thượng” có giá trị bắt buộc đối với toàn xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của Nhà nước.

  17. - Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người. Tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người được thể hiện ở các quy định về quyền con người trong pháp luật được đảm bảo bằng bộ máy, cách thức tác động quyền lực của Nhà nước, khi cần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho nội dung quyền con người, quyền công dân được thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều có khả năng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời.

  18. - Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội để thực hiện, bảo vệ quyền con người. Bởi vì pháp luật là đại lượng mang giá trị phổ biến, là chuẩn mực của sự công bằng, do đó có thể đo được hành vi của mọi người, kể cả các cơ quan tổ chức, công chức Nhà nước. Nó là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối chiếu các hành vi từ phía Nhà nước và các thành viên trong xã hội, đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.  - Vai trò của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người còn thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện bảo đảm khác (chính trị, kinh tế, văn hóa …) các điều kiện trên đều phải thông qua pháp luật, thể hiện dưới hình thức pháp luật mới trở thành giá trị xã hội ổn định, được hiện thực hóa trên qui mô toàn xã hội. 

  19. - Pháp luật là phương tiện để thực hiện sự cam kết và hòa nhập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm việc bảo vệ quyền con người ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.  Trách nhiệm của các quốc gia khi tham gia ký kết, hay phê chuẩn các công ước, tuyên ngôn về quyền con người là phải thực hiện các cam kết đó, mỗi nước phải cụ thể hóa những quy định của pháp luật quốc tế sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của đất nước mình, hòa nhập pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm thực hiện bảo vệ quyền con người trước cộng đồng quốc tế. Hơn nữa trong bối cảnh giao lưu, hòa nhập quốc tế giữa các nước ngày nay ngày càng mở rộng ở tất cả các lĩnh vực (lao động, học tập, kinh tế, ngoại giao, du lịch, hôn nhân…) vấn đề bảo vệ quyền con người đang là vấn đề rất phức tạp.

  20. 2. Để giảng dạy nội dung về quyền con người cho học sinh qua môn GDCD một cách hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên bộ môn phải: - Trang bị đầy đủ những kiến thức về quyền con người. - Nắm vững các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế liên quan đến quyền con người. - Phân tích nắm vững chương trình, sách giáo khoa để xác định được các địa chỉ dạy học về các quyền con người hoặc các địa chỉ có thể tích hợp, lồng ghép các nội dung về quyền con người. - Xác định được đặc thù về mặt tri thức để lựa chọn được các phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học, kiếm tra-đánh giá,…một cách phù hợp và hiệu quả. …

  21. Câu hỏi thảo luận Hãy kể tên những quyền con người mà anh (chị) biết. Theo anh (chị) những quyền nào của con người không thể bị tước bỏ?

  22. Một số quyền con người cụ thể: 1. Quyền sống 2. Quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử. 3. Quyền được an toàn và toàn vẹn thân thể 4. Quyền không bị bắt làm nô lệ 5. Quyền không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. 6. Quyền được xét xử công khai, công bằng và đúng thời hạn bởi một thẩm phán độc lập, vô tư và có năng lực. 7. Quyền được áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân. 8. Quyền không bị ép nhận tội. 9. Quyền không bị ép cung để chống lại bản thân. 10. Quyền không bị xét xử và kết án hay trừng phạt vì cùng một tội.

  23. 11. Quyền được tòa án cấp cao hơn xét lại bản án của tòa cấp dưới. 12. Quyền không bị xét xử theo qui định hồi tố 13. Quyền được pháp luật thừ nhận là con người trước pháp luật. 14. Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng. 15. Quyền được yêu cầu tòa án xét xử và bồi thường khi có vi phạm quyền. 16. Quyền được bảo mật, không can thiệp vào đời sống riêng tư, gia đình, thư tín. 17. Quyền được xin tị nạn tránh bị truy bức. 18. Quyền không bị tước quốc tịch. 19. Quyền được thay đổi quốc tịch. 20. Quyền không bị trục xuất mà không có lý do chính đáng.

  24. 21. Quyền được xuất ngoại và trở về nước. 22. Quyền được kết hôn và lập gia đình theo sự lựa chọn của cá nhân. 23. Quyền được bảo vệ gia đình. 24. Quyền được sở hữu tài sản. 25. Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 26. Quyền được tự do ngôn luận. 27. Quyền không bị xúc phạm danh dự và uy tín. 28. Quyền được tự do hội họp và lập hội (bao gồm cả quyền ra khỏi hội) 29. Quyền được tham gia chính trị trực tiếp và thông qua đại diện được tự do bầu 30. Quyền được tiếp cận bình đẳng các dịch cụ công.

  25. 31. Quyền được bầu cử và ứng cử. 32. Quyền được tham gia bầu cử định kỳ. 33. Quyền được tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. 34. Quyền được giám sát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan dân cử. 35. Quyền được bầu, giám sát và bãi miễn đại diện dân cử. 36. Quyền an sinh xã hội 37. Quyền được hưởng các tiêu chuẩn sống phù hợp. 38. Quyền được lao động theo sự lựa chọn của mỗi người trong điều kiện đảm bảo. 39. Quyền được trợ cấp khi bị thất nghiệp, già yếu, ốm đau và bị khuyết tật. 40. Quyền được hưởng lương công bằng và hưởng lương theo đúng mức độ, tính chất và khối lượng công việc.

  26. 41. Quyền được tự do tham gia và lập tổ chức công đoàn. 42. Quyền được đình công. 43. Quyền được nghỉ ngơi và giải trí. 44. Quyền được chăm sóc sức khỏe. 45. Quyền được bảo vệ đặc biệt dành cho trẻ em và bà mẹ. 46. Quyền được giáo dục. 47. Quyền được tham gia đời sống văn hóa của cộng đồng. 48. Quyền dân tộc tự quyết. 49. Quyền phát triển. 50. Quyền của dân tộc thiểu số. 51. Quyền của người bản địa. 52. Quyền có môi trường trong lành.

  27. Các quyền không thể tước bỏ của con người bao gồm quyền được sống, quyền tự do (các quyền tự do ngôn luận và thể hiện, quyền tự do tín ngưỡng và nhận thức, quyền tự do lập hội,…) quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. 

  28. Câu hỏi/ yêu cầu thảo luận: Anh (chị) hãy sắp xếp các quyền nói trên vào 1 trong 4 nhóm quyền con người sau đây: 1. Quyền cá nhân: - Nhóm quyền dân sự - Nhóm quyền chính trị - Nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 2. Nhóm quyền tập thể

  29. 1. Quyền cá nhân bao gồm các quyền từ 1 - 47, trong đó: - Nhóm quyền dân sự bao gồm các quyền từ 1 – 28 - Nhóm quyền chính trị bao gồm các quyền từ 29 – 35 - Nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa bao gồm các quyền từ 36 – 47 2. Nhóm quyền tập thể bao gồm các quyền từ 48 - 52

  30. Câu hỏi thảo luận 1. Những đối tượng nào là chủ thể của quyền con người? Những đối tượng nào là chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người ? 2. Theo anh (chị), các nhóm người nào trong xã hội “dễ bị tổn thương” về quyền con người ? 3. Ở nước ta những quyền cơ bản của con người được phản ánh chủ yếu trong những văn bản pháp luật nào ?

  31. 1. Chủ thể của quyền con người và chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người 1.1. Chủ thể của quyền con người Chủ thể cơ bản của quyền con người là các cá nhân. Ngoài ra, trong một số trường hợp, chủ thể của quyền con người còn là các nhóm người, ví dụ như các nhóm sắc tộc thiểu số, tôn giáo,... và cả các dân tộc 1.2. Chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người Chủ thể cơ bản có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người là các nhà nước mà cụ thể là các chính phủ, các cơ quan nhà nước khác cùng các viên chức hay những người làm việc cho các cơ quan nhà nước (được gọi chung là các chủ thể nhà nước).

  32. Các nhà nước đóng vai trò kép, có thể vừa là thủ phạm chính của những vi phạm nhân quyền, song đồng thời cũng được coi là chủ thể có vai trò chính trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. - Các tổ chức, thể chế quốc tế, các đảng phái chính trị, các doanh nghiệp các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, các cộng đồng, các gia đình, các bậc cha mẹ và các cá nhân,.. tùy theo vị thế của mình, cũng có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và góp phần thúc đẩy các quyền con người. Những chủ thể này được gọi chung là các chủ thể phi nhà nước.

  33. 2. Các nhóm người nào trong xã hội “dễ bị tổn thương” về quyền con người bao gồm: trẻ em, phụ nữ, những người sống chung với HIV/AID, người khuyết tật, người lao động di cư, người của các sắc tộc thiểu số, người tỵ nạn, người không quốc tịch, … 3. Ở nước ta những quyền cơ bản của con người được phản ánh chủ yếu trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự,…trong đó, quan trọng nhất là Hiến pháp.

  34. Câu hỏi 1. Nội dung quyền con người trong Hiến pháp của nước ta hiện nay được quy định như thế nào ? 2. Nội dung về quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện nay có gì mới so với Hiến pháp hiện hành ?

  35. 1. Trong Hiến pháp năm 1992, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại chương V bao gồm 34 điều (từ Điều 49 đến Điều 82). So với các Hiến pháp năm 1959 và 1980, Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện một bước phát triển mới trong việc pháp điển hóa các quyền con người, với việc khẳng định khái niệm và sự tôn trọng các quyền con người (Điều 50), bổ sung một loạt các quyền mới trên nhiều lĩnh vực, các quyền quan trọng được ban hành mới hoặc bổ sung thêm, bao gồm: quyền sở hữu tài sản (bao gồm cả tư liệu sản xuất); quyền tự do kinh doanh; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định; quyền được thông tin theo luật định; quyền bình đẳng của các tôn giáo; quyền không bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

  36. Hiến pháp năm 1992 còn đề cập đến việc Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và mở rộng việc bảo vệ, giúp đỡ các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. 2. Những điểm mới trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chuyển lên Chương II, với 38 điều.  Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có sự điều chỉnh tăng hơn 4 điều và được sắp xếp thứ tự có sự thay đổi từ Chương V của Hiến pháp năm 1992 chuyển thành Chương II của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

  37. Tại Chương II, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có những điểm mới đó là quyền con người được đưa trước quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; sửa đổi, bổ sung 30 điều, bổ sung thêm 5 điều mới và giữ nguyên 3 điều. Bên cạnh các điều được bổ sung, sửa đổi, có 5 điều mới được bổ sung vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này gồm các điều 16, 21, 44, 45 và 46. Điều 16 1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Điều 21 Mọi người có quyền sống.

  38. Điều 44 Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa. Điều 45 Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp. Điều 46 1. Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành.2. Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

  39. Câu hỏi: 1. Bộ luật nhân quyền quốc tế gồm những văn kiện cơ bản nào ? 2. Hãy kể tên một số cơ quan thuộc bộ máy nhân quyền Liên Hợp Quốc. 3. Hãy kể tên một số điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

  40. 1. Bộ luật nhân quyền quốc tế gồm những văn kiện cơ bản sau: • - Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, 1948 • Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966 (ICCPR) • - Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa,1966 (ICESCR) • - Nghị định thư tùy chọn (thứ nhất) của ICCPR • - Nghị định thư tùy chọn (thứ hai) của ICCPR

  41. 2. Bộ máy nhân quyền Liên Hợp Quốc bao gồm các cơ quan sau: Bộ máy nhân quyền Liên Hợp Quốc gồm một hệ thống những cơ quan của Liên Hợp Quốc tham gia vào việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới, bao gồm một số cơ quan sau: - Đại hội đồng - Hội đồng Bảo an - Hội đồng kinh tế - xã hội - Hội đồng quản thác - Toà án quốc tế

  42. - Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc (tiền thân là Ủy ban nhân quyền LHQ) - Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc Ngoài ra còn có sự phối hợp của các tổ chức chuyên môn như UNESCO, UNDP, UNICEF, UNIFEM, WHO... và các ủy ban công ước được thành lập để giám sát việc thực hiện một số điều ước quốc tế quan trọng về nhân quyền như Ủ ban quyền trẻ em, Ủy ban chống tra tấn, Ủy ban quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, Ủy ban chống phân biệt chủng tộc,…

  43. 3. Một số điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên (xem tài liệu tr.41-42) - Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, 1966 (1982) - Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966 (1982) - Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, 1965 (1981) - Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979 (1982) - Công ước về quyền trẻ em, 1989 (1990) - Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về quyền trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em, 2000 (2001),…

  44. Câu hỏi/yêu cầu thảo luận 1. Giáo dục quyền con người là gì ? Mục đích của việc giáo dục quyền con người là gì ? 2. Trình bày khái quát những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn về Giáo dục và đào tạo về nhân quyền (2011).

  45. 1. Giáo dục quyền con người 1.1. Khái niệm Giáo dục quyền con người là những hoạt động giảng dạy, tập huấn và phổ biến thông tin về quyền con người. 1.2. Mục đích của việc giáo dục quyền con người: - Nâng cao nhận thức, hiểu biết và sự chấp thuận các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhân quyền phổ quát, cũng như đảm bảo việc bảo vệ các quyền con người và tự do căn bản ở cấp quốc tế, khu vực và quốc gia; - Xây dựng một văn hóa toàn cầu về nhân quyền, trong đó mọi người nhận thức về các quyền và trách nhiệm của bản thân  trong việc tôn trọng các quyền của người khác, và thúc đẩy sự phát triển của cá nhân trở thành một thành viên có trách nhiệm của một xã hội hòa bình, đa nguyên và hòa nhập;

  46. Theo đuổi việc hiện thực hóa hiệu quả tất cả các quyền con người và thúc đẩy sự khoan dung, không phân biệt đối xử và bình đẳng; • - Đảm bảo các cơ hội công bằng cho tất cả mọi người thông qua tiếp cận với giáo dục và đào tạo về nhân quyền có chất lượng, mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào; • - Đóng góp vào việc ngăn chặn các vi phạm và lạm dụng nhân quyền để đấu tranh và xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc, kỳ thị và kích động hận thù, và những thái độ có hại và những thành kiến là nền tảng của chúng.

  47. 2. Nội dung của Tuyên ngôn về Giáo dục và đào tạo về nhân quyền 2011 (xem phụ lục 1 tr.55 của tài liệu)

  48. Yêu cầu thảo luận 1. Nghiên cứu Phụ lục 2 (tr.62-66) của tài liệu, phân tích chương trình, sách giáo khoa GDCD 6, 7, 8, 9 để chỉ ra các địa chỉ dạy học hoặc có thể tích hợp, lồng ghép nội dung về quyền con người. 2. Thảo luận đề xuất sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung quyền con người nói riêng và đặc thù tri thức của môn GDCD ở THCS nói chung.

More Related