1 / 46

BÁO CÁO NGÀNH HÀNG & HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI Quý II/2014 Ngày 25/07/2014

BÁO CÁO NGÀNH HÀNG & HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI Quý II/2014 Ngày 25/07/2014. I. Tình hình Hồ tiêu thế giới Sản xuất : Thời vụ thu hoạch của các nước sản xuất tiêu chính : Ấn Độ bắt đầu tháng 12 năm trước , chính vụ trong quý I năm sau .

gratia
Download Presentation

BÁO CÁO NGÀNH HÀNG & HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI Quý II/2014 Ngày 25/07/2014

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BÁO CÁO NGÀNH HÀNG & HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI Quý II/2014 Ngày 25/07/2014

  2. I. TìnhhìnhHồtiêuthếgiới • Sảnxuất: Thờivụthuhoạchcủacácnướcsảnxuấttiêuchính: • ẤnĐộbắtđầutháng 12 nămtrước, chínhvụtrongquý I nămsau. • Việt Nam tậptrungvàotháng 2, 3, 4. Cáctỉnhmiềntrungvào 7, 8. • Sri Lanka tháng 1, tậptrungvàotháng 11,12. • TrungQuốcvàotháng 4, 5, 6. • Malaysia vàothàng 6,7,8. • Indonesia vàotháng 7, 8, 9. • Brazil vàotháng 9,10, 11.

  3. Sản xuất (tt): - Hội nghị Hồ tiêu Quốc tế lần thứ 41 (tại Malaysia tháng 11/2013), IPC dự báo sản lượng tiêu vụ 2014 khoảng 320.000 tấn, giảm 20.000 tấn so 2013. - Thực tế khi thu hoạch, Ấn Độ sản lượng giảm sâu, đạt dưới 40.000/50.000 tấn dự kiến trước thu hoạch, thiếu hụt so nhu cầu tiêu thụ trong nước. Indonesia,Srilanca sản lượng giảm. Các nước khác ổn định, không tăng. (Xem bản tin IPC 6 tháng 2014 đính kèm. Hội nghị IPC 42 tại Tp HCM vào thàng 11/2014, sẽ công bố sản lượng vụ 2014).

  4. 2. Thương mại: • Tổng nguồn cung toàn cầu 2014 hạn hẹp. Nhu cầu tiêu dùng không giảm. Giá 7 tháng qua cao kỷ lục, tiêu đen bình quân trên 7.000 USD/tấn, tiêu trắng trên 10.000 USD/tấn. • 6 tháng đầu năm, nguồn cung chủ yếu từ Việt Nam, hàng hóa dồi dào, giá cả cạnh tranh khoảng cách xa so các nước. Có lúc VN một mình một chợ. • Các nhà xuất, nhập khẩu trong và ngoài nước, tăng cường mua, bán, ký kết hợp đồng giao ngay, giao xa với số lượng lớn. Thị trường khá sôi động so cùng kỳ nhiều năm.

  5. Giá tiêu thế giới bình quân các nước (Đơn vị: USD/ tấn, BQ các nước. Nguồn IPC)

  6. Giá tiêu đen xuất khẩu bình quân các tháng 2014 (Đơn vị: USD/ tấn/FOB, Nguồn IPC)

  7. II. Tình hình Hồ tiêu Việt Nam • Sản xuất: - 6 tháng đầu năm 2014, tình hình thị trường và giá cả của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của VN gặp nhiều khó khăn, nhất là cao su và rau quả vào thị trường Trung Quốc. Riêng ngành hàng Hồ tiêu không những không lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc mà còn tăng trưởng kỷ lục về số lượng và giá trị xuất khẩu. • Đến giờ này, có thể đánh giá vụ tiêu 2014 được mùa, được giá nhất từ trước tới nay. Nông dân trồng tiêu cả nước rất phấn khởi. • Giá tiêu tăng cao từ 2011-2014, đem lại siêu lợi nhuận cho người trồng tiêu; Diện tích trồng mới tăng nóng, ước 2.500-3.000 ha/năm, vượt xa số diện tích tiêu già cỗi và bị bệnh chết. - Theo báo cáo các Sở NN, diện tích tiêu cả nước hiện có khoảng gần 62.000 ha, trong đó ước 50.000 ha kinh doanh, năng suất bình quân 2,4 tấn/ha, sản lượng ước khoảng 116.500 tấn (Tuy nhiên nhiều nhà quản lý dự đoán sản lượng vụ tiêu 2014 khoảng 125.000-130.000 tấn).

  8. 2.Thương mại: • Diễn biến giá trong nước bình quân hàng tháng từ tháng 1 đến tháng 7/2014 ( ĐV: 1.000 đồng/kg): Tháng: T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 Tiêu đen đầu giá: 149 127 125 138 148 158 185 Cùng kỳ 2013: 121 120 120 118 119 120 120 2014/2013 Tăng: +28 +7 +5 +20 +29 +38 +65. • Phần đông các doanh nghiệp đã phán đoán thị trường, giá cả su hướng tăng cao và tăng nhanh so năm 2013; Nhân cơ hội trong kỳ thu hoạch rộ, đã tranh thủ tăng mua, bảo đảm số lượng hàng trong kho an toàn trước khi đàm phán ký kết hợp đồng cung ứng và xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp áp dụng bài học kinh nghiệm “mua đến đâu bán đến đó” hạn chế hợp đồng bán hàng giấy, nên đã thành công, kinh doanh đạt hiệu quả. • Những doanh nghiệp ký hợp đồng bán khống, giao xa, trong khi hàng trong kho hạn hẹp, đến hạn giao hàng, giá trong nước và thế giới tăng quá cao, quá nhanh ngoài dự kiến, đã phải xoay sở, ứng phó khá vất vả để hạn chế rủi ro.

  9. 3. Kết quả Xuất khẩu (Nguồn TCHQ): • Tổng số XK 6 tháng: 111.395 tấn. So cùng kỳ năm 2013 tăng 35,16% • Tổng kim ngạch: 797 triệu USD. So cùng kỳ năm 2013 tăng 47,6% • Giá bình quân tiêu đen 6.885 USD/tấn, tiêu trắng 9.716 USD/tấn. • So cùng kỳ năm 2013 giá tiêu đen tăng 11,4%, tiêu trắng tăng 9,6%. Thị trường nhập khẩu: 111.395 tấn = 797 triệu USD - Châu Á 51.144 tấn chiếm 45,91% - Châu Âu 27.987 tấn chiếm 25,12% - Châu Mỹ 24.452 tấn chiếm 21,95% • Châu Phi 7.812 tấn chiếm 7,02% • Cùng kỳ năm 2013: 82.418 tấn = 540 triệu USD - Châu Á 27.837 tấn, Chiếm 33,78% - Châu Âu 28.740 tấn Chiếm 34,87% - Châu Mỹ 18.518 tấn Chiếm 22,47% - Châu Phi 7.323 tấn Chiếm 8,88%

  10. Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu hàng đầu Việt Nam (đơn vị: triệu USD)

  11. Các thị trường nhập khẩu tiêu VN cần chú ý (tấn, Nguồn TCHQ) Mỹ tăng do nhu cầu, Sing tăng do đầu cơ. Ấn Độ, Trung Quốc tăng do nhu cầu trong nước thiếu. Malaysia, Indonesia tạm nhập tái xuất tăng do giá VN cạnh tranh…. Đức giảm vì chọn chất lượng cao, các nước khác tăng do nhu cầu tiêu thụ và tái xuất ?

  12. Các thị trường nhập khẩu tiêu VN đáng quan tâm(tấn, Nguồn TCHQ)

  13. Giá nội địa và giá xuất khẩu bình quân qua các tháng (Đơn vị: đồng/kg, USD/tấn, nguồn VPA, TCHQ)

  14. Có 117 Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, gồm: • 43 doanh nghiệp VPA, kim ngạch 719 tr USD, chiếm 90,24 % tổng số. - 74 doanh nghiệp ngoài VPA, kim ngạch 78 tr USD,chiếm 9,76% tổng số. - Doanh nghiệp trong nước chiếm 74% tổng kim ngạch. • Doanh nghiệp FDI (Olam, Harris Freeman, Nedspice, Unispice, KSS, Gia vị Sơn Hà) chiếm 26% tổng kim ngạch.

  15. Dự báo Quý III & tình hình đến cuối năm 2014 1.Thế giới: • Nguồn hàng từ thu hoạch vụ 2014 đưa vào thương mại Quý III , IV chủ yếu từ Malaysia, Indonesia và một phần của Brazil. Theo IPC: Tổng nguồn cung Hồ tiêu từ các nước này và nguồn tồn kho không tăng so nhu cầu • Giá tiêu tại sàngiao dịch ở Ấn Độ và các thị trường tiêu thụ (Mỹ, châu Âu) vẫn đang duy trì ở mức rất cao so cùng kỳ nhiều năm, chưa có tín hiệu giảm. Dự báo giá tiêu từ nay đến cuối năm vẫn duy trì ở mức cao.

  16. Sản xuất, thương mại Hồ tiêu thế giới 2011, 2012, 2013 và ước 2014 (Nguồn IPC)

  17. Giá Fob tuần 2 tháng 7/2014 (Từ ngày 07 =>11, USD/tấn)

  18. Giá tiêu tại thị trường châu Âu tuần 2 tháng 7/2014 (CIF Rotterdam/Hamburg USD/tấn)

  19. Giá tiêu thị trường Mỹ tuần 2 tháng 7/2014 (USD/tấn)

  20. 2. Việt Nam: Sản xuất - Là quốc gia sản xuất và xuất khâu số một thế giới, bỏ xa các nước, hồ tiêu VN vẫn đóng vai tò quan trọng trong cân đối cung cầu, giá cả hồ tiêu toàn cầu. - Nông dân trồng tiêu giỏi VN đã bám sát cung cầu thị trường giá cả, chọn thời điểm bán khi giá tốt và giữ hàng khi giá thấp, họ đã thông tin cho nhiều người làm theo và đã thu được lợi nhuận cao. Các nhà xuất, nhập khẩu độc quyền đầu cơ, khóchi phối thị trường, gía cả như những năm trước đây. - Qua các đợt khảo sát của HH tại các tỉnh cho biết vụ 2014,sau khi thu hoạch, gặp hạn gay gắt kéo dài, cây tiêu suy kiệt, vào mùa mưa cây phát nhiều lá, ít hoa, dé ngắn, ít trái. Năng suất vụ 2015, các tinh dự báo sẽ giảm mạnh so với vụ 2014.

  21. Thương mại: • Thời vụ thu hoạch tập trung Quý I, (miền Trung cuối quý II) cũng là lúc nông hộ phải thanh toán công lao động, trả vốn lãi vay ngân hàng, trong khi giá tiêu 6 tháng đầu năm 2014 khá cao so cùng kỳ năm ngoái, nên nhiều hộ đã bán phần lớn sản phẩm. Đến nay lượng tiêu đã được tiêu thụ khỏi hộ nông dân ước khoảng trên 70% sản lượng vụ 2014. • Lượng tiêu tồn kho hiện nay chủ yếu trong các hộ giàu và một số đại lý, doanh nghiệp đầu cơ chờ giá tăng; Những doanh nghiệp có nhà máy lớn, chế biến sâu, thường trữ tiêu nguyên liệu phục vụ cho chế biến, xuất khẩu đến cuối năm.

  22. Đầu tháng 7/2014, theo các thương nhân, nhập khẩu hạt tiêu vụ cũ, loại dung trọng 525 gr/l từ Sri Lanka được bán với giá 10.000 USD/tấn. Các khách hàng Mỹ cho biết tiêu đen Việt Nam loại tiêu chuẩn ASTA ở mức 9.300-9.500 USD/tấn. • Tại Ấn Độ, giá giao ngay đã tăng cao lên mức 72.000 Rupi/tạ (tương đương 12.022 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 74.500 Rupi/tạ (tương đương 12.440 USD/tấn) đối với loại sơ chế. Giá tiêu đặc chủng MG1 xuất khẩu (c&f) có giá 12.750 USD/tấn cho hàng giao Châu Âu và 13.000 USD/tấn cho hàng đi Mỹ. • Trung tuần tháng 7 giá XK các nước và giá NK tại thị trường châu Âu, Mỹ vẫn ở mức rất cao, không tín hiệu giảm giá (xem bảng giá) • Dự đoán trong tháng 8 hoặc tháng 9/2014 các nhà đầu cơ đẩy mạnh bán hàng tồn kho, chốt lời, giá có thể hạ sốt đôi chút. Đến Quý IV/2014, khi lượng tồn kho hạn hẹp, thị trường có thể nóng trở lại. Nhưng sang đầu năm 2015 giá lại hạ nhiệt dần khi Ấn độ và VN vào vụ thu hoạch (chu kỳ này diễn ra mấy năm nay, có điều là gíá năm sau cao hơn năm trước).

  23. Dự kiến xuất khẩu 2014: Nguồn cung: +Sản lượng năm 2014 ước 130.000 tấn + Tồn cuối năm 2013 ước 5.000 tấn + Nhập khẩu ước 20.000 tấn* Tổng nguồn cung ước khoảng 155.000 tấn Dự đoán xuất khẩu: + Tiêu thụ trong nước 6.000 tấn + Xuất khẩu 144.000 tấn + Tồn cuối năm 5.000 tấn + Kim ngạch dự ước khoảng 1 tỷ USD * Hiện naygiá tiêu các nước SX luôn cao hơn giá tiêu VN, khó tạm nhập tái xuất. Vì vậy lượng NK có thể giảm hơn các năm trươc,

  24. 3. Đềxuất, kiếnnghịgiảipháp: Theo báocáochưađầyđủtừcáctỉnh, diệntíchtiêuhiện nay đãvượt 62.000 ha, năngsuấtbìnhquânnhiềunăm qua chưanămnàovượt 2,5 tấn/ha, sảnlượngchưavượt 130.000 tấn, giábánbìnhquânchưanămnàovượt qua 8.000 USD/tấn, kimngạchchưavượt qua 1 tỷ USD. • QuyhoạchpháttriểnngànhHồtiêuViệt Nam đếnnăm 2020, tầmnhìnđếnnăm 2030” vớimụctiêu: Duytrìổnđịnh50.000 ha, năngsuấtbìnhquân3 tấn/ha, sảnlượng140.000tấn, 90% sảnphẩmxuấtkhẩuđạtchấtlượngcao, trongđó 70% tiêuđen (có 15% nghiềnbột) 30% tiêutrắng (có 25% nghiềnbột). Kim ngạch XK đạt1,2-1,3 tỷ USD/năm. KiếnnghịBộ NNcócácgiảipháphữuhiệuđểthựchiệnquyhoạchđãphêduyệt(QĐ số 1442 ngày 27/6/2014, Bộtrưởng Cao ĐứcPhátký).Cácbộngành, cácđịaphương, cácnhàquảnlý, cácdoanhnghiệpvàbà con nôngdâncócácbiệnphápđiềuhànhsảnxuất, kinhdoanhhiệuquả.

  25. 2. Vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu trong hồ tiêu xuất khẩu của VN (chất Carbedazim) đi châu Âu, đã và đang là vấn đề rất nóng, từ năm 2015, họ đề ra tiêu chuẩn chất lượng rất khắt khe tạo rào cản hồ tiêu nhập khẩu vào thị trường này. Đề nghị Bộ, Sở NN & PTNT,ngành chuyên môn tăng cường công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật. tổ chức tập huấn qui trình SX GAP đối với nông dân trồng tiêucho từng xã ấp, phổ biến nhân rộng những mô hình tổ chức, cá nhân SX, KD hồ tiêu giỏi, Không nhập khẩu, chế biến, lưu hành các loại thuốc trừ sâu có chứa Carbedazimảnh hưởng đến VSATTP trong hồ tiêu. 3. Kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính, hỗ trợ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thực hiện các chương trình XTTM, khảo sát thị trường, xây dựng thương hiệu. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, nâng cao sức cạnh tranh.

  26. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI QUÝ II/2014, CÔNG TÁC TRỌNG TÂM QUÝ III /2014

  27. Công tác phối hợp phát triển sản xuất: • Sau khi tổ chức thành công hai đợt đoàn DN hội viên đi tham quan khảo sát các tỉnh trồng tiêu trọng điểm: Đồng Nai, BR- VT, Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk và Gia Lai, Hiệp hội tiếp tục theo dõi tiến độ thu hoạch, năng xuất, sản lượng, tổng kết sản xuất vụ tiêu 2014. • Theo dõi và cảnh báo tình hình diễn biến thời tiết, mùa màng, tái đầu tư chăm sóc vụ tiêu 2015. Tham dự hội nghị chuyên ngành về Hồ tiêu ở BR – VTvà HN chuyển giao thương hiệu Hồ tiêu Lộc Ninh, Bình Phước, tham luận khuyến cáo các biện pháp về tổ chức sản xuất, thương mại để bà con trồng tiêu bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, tạo sản phẩm an toàn cho xuất khẩu.

  28. 2. Công tác Thông tin truyền thông : • Nâng cao chất lượng, số lượng thông tin, bài, phản ánh kịp thời tình hình diễn biến thị trường giả cả trong thời điểm tập trung mùa vụ thu hoạch và lưu thông hàng hóa sôi động nhất trong năm, được hội viên hoan nghênh. • Thường xuyên liên lạc với IPC để nắm bắt thông tin về SX, giá cả thị trường các nước thành viên và thế giới. Dịch Bản tin tuần và hoạt động hàng tháng của IPC, thu thập thông tin đưa trên Website và biên soạn, phát hành đều đặn Bản tin tháng cung cấp cho hội viên, được BCH và hội viên đánh giá cao. 3. Công tác XTTM - Năm 2013 Hiệp hội đã trình và được Bộ Công thương phê duyệt đề án XTTM 2014 về tổ chức “Hội nghị Hồ tiêu Quốc tế tại Việt Nam”.Lãnh đạo HH đã làm việc với IPC và Bộ NN-PTNT phối hợp tổ chức HN IPC. VP đã trực tiếp làm việc với Cục XTTM để triển khai dự án.

  29. Công tác XTTM (tiếp) • Thông tin kịp thời các chương trình XTTM, hội chợ trong nước và quốc tế do các Bộ, Ngành chủ trì, đề nghị hội viên có nhu cầu tham gia. • Cử cán bộ tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tể tổ chức tại Việt Nam có liên quan đến ngành hàng. 4. Công tác Hợp tác quốc tế: Lãnh đạo HH đã tham dự Hội nghị do Chủ tịch, GĐ điều hành IPC và Vụ HTQT Bộ NN & PTNT chủ trì bàn về tổ chức Hội nghị Quốc tế về hồ tiêu lần thứ 42 tại Việt Nam tháng 11/2014: • Thường xuyên liên lạc với IPC và Vụ HTQT Bộ NN & PTN để thực hiện các công tác chuẩn bị Hội nghị, đến nay một số công tác trọng tâm đã được triển khai.

  30. 4. Công xây dựng hiệp hội: • Hội nghị thường niên năm 2013 và Đại hội Nhiệm kỳ V(2014-2017) thành công tốt đẹp. Bầu BCH, Chủ tịch, các phó chủ tịch. • Đến nay tổng số hội viên có 99 hội viên, trong đó có 76 Hội viên chính thức, 11 Hội viên liên kết. Phần lớn các doanh nghiệp hội viên tích cực tham gia hoạt động của Hiệp hội như tham gia khảo sát vùng trồng tiêu, tham dự các chương trình hội nghị, làm tốt nghĩa vụ với HH. - Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp hội viên từ khi gia nhập Hiệp hội đến nay ít tham gia các chương trinh hoạt động của Hiệp hội tổ chức và chưa làm tròn trách nhiệm với HH.

  31. Công tác quản lý tài chính Hiệp hội: • Hoàn thành quyết toán quỹ HTQT, XTTM năm 2013. • Theo dõi, tổng hợp, thu, chi phí XK từ các đơn vị Hải quan chuyển về Kho bạc Nhà nước TP HCM. Theo dõi, tổng hợp, thu, chi quỹ niên liễm của hội viên. • Quản lý sử dụng, thanh quyết toán tài chính theo qui định hiện hành của Nhà nước Công tác Văn phòng Hiệp hội - Thực hiện tốt nghị quyết của BCH, tổ chức tốt chương trình hoạt đông của Hiệp hội theo chỉ đạo của Chủ tịch và tham khảo ý kiến của các ủy viên BCH. • Duy trì họp hàng tháng, phân công công tác và kiểm tra trách nhiệm mỗi CBNV. • Chuẩn bị tốt để tiến hành bàn giao toàn bộ công tác của VP HH (nhân sự, tài chính, tài sản) cho TTK nhiệm kỳ mới quản lý, điều hành ngay sau khi họp BCH quý II/2014.

  32. II. Mộtsốchươngtrìnhtrọngtâm 6 thángcuốinăm • Thựchiện QĐ củaBộ NN-PTNT ngày 27/6/2014 về qui hoạchpháttriểnngànhhồtiêuđếnnăm 2020, tầmnhìnđến 2030 • Qui hoạch • Tổchứcsảnxuất: chọngiống, canhtáchữucơtheoVietGAP, Global GAP, thuhoạchchếbiến, tiêuthụ, XTTM, mởrộngthịtrường, xâydựngquảngbáthươnghiệu. • Nângcaonănglực, hiệuquảhoạtđộngcủaHiệphộiHồtiêuViệt Nam • Tăngcườnghợptácquốctếvới IPC. VPA cầncókếhoạchđểphốihợpvớicáccơquan ban ngành, đểthựchiện QĐ củaBộtrưởng. .

  33. 2. Công tác thông tin: • Nâng cao chất lượng công tác thông tin, thu thập thông tin trong nước và quốc tế cập nhật trên trang Website và trong Bản tin tháng cung cấp cho tất cả Hội viên và Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, các cơ quan quản lý ở địa phương trồng tiêu trọng điểm • Thường xuyên liên lạc với IPC để cặp nhật thông tin tình hình giá cả thị trường quốc tế và các thông tin về hội nghị IPC. Dịch bản tin tuần của IPC đưa tin qua website và bản tin của HH. • Các doanh nghiệp cần phối hợp các công ty cung ứng, đại lý trong nước và bà con nông dân nắm bắt thông tin giá cả thị trường để điều tiết bán ra nhằm thu lợi nhuận cao và bình ổn thị trường.

  34. 3. Công tác quan hệ quốc tế: 3.1 Khen thưởng IPC: Bầu DN xuất khẩu, chế biến và Nông dân trồng tiêu giỏi (VP đã gửi CV cho các sở NN-PTNT. 3.2 Chuẩn bị HN IPC: Bộ NN đã có QĐ số1056/QĐ-BNN-HTQT ngày 16/5/2014 thành lập ban tổ chức HN IPC do thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm trưởng ban và 03 phó ban, trong đó có ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch VPA - BCH cần thành lập Ban Tổ chức HN IPC • Bầu chọn các cá nhân tham gia các tiểu ban của IPC: Ban chất lượng, Ban R & D, Marketing, Ban kỹ thuật sản xuất, Ban soạn thảo sữa đổi Điều lệ IPC (Bộ đã cử ông Đỗ Hà Nam). Chọn báo cáo viên cho phiên họp Peppertech. • Công tác chuẩn bị và tiến độ thực hiện: • T/g,địa điểm HN và triển lãm: thống nhất với Bộ chọn KS Sheraton • Địa điểm tổ chức tiệc tối do VPA,IPC đãi: Tiêu chí chi phí vừa phải, tránh đi lại nhiều, món ăn ngon và đảm bảo VSATTP: dự kiến KS nhà hàng Gánh Bông sen, hoặc Vincom A, Tàu Sài gòn, NH Tân cảng. Đề nghị BCH cho ý kiến. • Tổ chức tiền trạm khảo sát địa điểm tham quan vườn tiêu: ngày 18/7 Phúc sinh đã hổ trợ xe cho HH đi BR làm việc với Sở NN và Hội Hồ tiêu BR-VT bàn biện pháp thực hiện, chọn địa điểm thăm quan và ăn trưa. (rồi)

  35. Thànhlập ban đưađónkháchtừsân bay vềcác KS trungtâm Q1. IPC yêucầuđặt 01 bànđónkháchtrongsân bay.(chưa) • Băngrôn, phướnquãngcáotừsân bay đến KS Sheraton (chưa) • Đặtquàtặngtheo IPC yêucầu: Áothun + mũcó in logo IPC (đãliênhệ) • In sáchkỷyếu HH, tàiliệu HN, báocáo (chưa). • HH gửi CV mờiHộiviênthamdự HN (phí 100 USD/người). Mời DN thamgiatriểnlãmtại HN IPC chịuphídàndựng,miễnphímặtbằng; MờiHộiviênquảngcáotrongdanhbạđạibiểudự HN 200USD/trang A5. • Kêugọicác DN tàitrợtổchức HN IPC. • Ban Tổchứcphâncôngtừngphầnviệc, thamgiatrựctiếptrongcáchoạtđộng, chọncác DN cửcánbộphốihợpcùngvănphòngHiệphộichuẩnbịvàtổchứcHộinghị IPC thànhcôngtốtđẹp 4. Mờicácdoanhnghiệpquảngcáo: - Kínhmờicác DN hộiviênquảngcáotrên website củaHiệphộivàtrênbản tin tháng, đặcbiệtkínhmờicácdoanhnghiệpcócác đ/c trong BCH thamgia. • Hiện nay chỉcó 5 Ctyđăngkýquảngcáotrêntrang website củaHiệphội. (PhúcSinh, Maseco, Catz, Haprosimex JSC, KSS) Rấtmongnhậnđượcsựhỗtrợcủatấtcảcácdoanhnghiệp.

  36. CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI

More Related