1 / 50

GIÁO XỨ TÂM AN

GIÁO XỨ TÂM AN. TĨNH TÂM GIỚI THIẾU NHI. TÂM CA THIẾU NHI. 1. Em là con ngoan của Chúa Giêsu. Cố gắng chuyên chăm dâng lễ mỗi ngày. Em là con ngoan ở trong gia đình. Hy sinh vâng lời yêu mến mẹ cha.

grady-tyler
Download Presentation

GIÁO XỨ TÂM AN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GIÁO XỨ TÂM AN TĨNH TÂM GIỚI THIẾU NHI

  2. TÂM CA THIẾU NHI 1. Em là con ngoan của Chúa Giêsu. Cố gắng chuyên chăm dâng lễ mỗi ngày. Em là con ngoan ở trong gia đình. Hy sinh vâng lời yêu mến mẹ cha.

  3. ĐK Thiếu nhi Ngọc Lâm, quyết tâm sống thánh mỗi ngày. Lời Chúa khắc ghi trong tim từng phút từng giây. Thiếu nhi hôm nay, chung vai xây dựng giáo xứ. Chắp tay nguyện cầu, xin Chúa xuống muôn hồng ân.

  4. 2. Em là em ngoan của quí anh chị. Vui sống hăng say dễ thương ngoan hiền. Em là trò ngoan ở dưới mái trường, chuyên chăm học hành lễ phép hiền ngoan.

  5. I. LỊCH SỰ RẤT QUAN TRỌNG  1. Phép Lịch Sự là gì ? Phép lịch sự là tất cả những cách ăn nói và xử thế tốt đẹp. 2. Tại Sao Phải Giữ Phép Lịch Sự Nếu chúng ta chỉ sống một mình, trong một căn phòng riêng biệt, hay trong một nơi biệt lập, thì chúng ta nói năng, ăn mặc ra sao, chẳng ai thèm để ý tới. Đầu tóc, áo quần, nhà cửa chúng ta thế nào tuỳ thích.

  6. Thế nhưng, chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này chúng ta phải làm thế nào, để trở nên một con người dễ coi và dễ thương. Ngày thường, nhà cửa chúng ta có thể bẩn thỉu, bề bộn… nhưng nếu có một nhân vật đến thăm, hẳn chúng ta phải dọn dẹp, quét tước cho gọn ghẽ, sạch sẽ… Chuẩn bị tiếp đón nhân vật ấy.

  7. Nick Vujicic

  8. 3. Sự Cần Thiết Của Phép Lịch Sự - Lịch sự là bông hoa thơm của nhân loại. - Lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng, có thể mở được mọi khung cửa. - Người ta đòi hỏi gì ở một bông hoa, nếu không phải là hương. Người ta đòi hỏi ở chúng ta điều gì, nếu không phải là phép lịch sự. - Thà làm một thằng quỷ lịch sự còn hơn làm một ông thánh sàm sỡ. - Lịch sự là một món tiền, càng tiêu càng lời.

  9. 4. Lợi Ích Của Lịch Sự Chúng ta thường nói : công bằng phải đi trước bác ái, sự trọng kính phải đi trước tình yêu thương. Cũng vậy trong phạm vi giáo dục, chúng ta phải đào luyện để trở thành một con người trước đã, rồi sau đó mới trở thành người Kitô hữu. Việc giáo dục nhân bản (đào luyện trở nên người) phải đi trước những việc giáo dục hay đào luyện khác.

  10. Và trong việc giáo dục nhân bản, đào luyện làm người, thì phép lịch sự là phần quan trọng và căn bản nhất. Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những người chung quanh.

  11. Và một khi đã chiếm được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công. Vì thế, như trên chúng ta đã nói : lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng có thể mở được mọi khung cửa. Tuy nhiên trong khi giữ phép lịch sự, chúng ta cần thành thực, chân thành, bằng không thì chúng ta sẽ trở thành những kẻ bôi bác giả hình.

  12. 5. Tóm lược Phép lịch sự là tất cả những cách ăn nói và xử thế một cách nhã nhặn và tốt đẹp. Sở dĩ chúng ta phải giữ phép lịch sự, bởi vì chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này, chúng ta phải trở nên người dễ thương và dễ mến.

  13. Vì thế, phép lịch sự là nền tảng căn bản để xây dựng con người chúng ta. Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những người chung quanh. Và một khi đã gây được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công.

  14. Vì thế người ta thường bảo : lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng có thể mở được mọi khung cửa. Tuy nhiên, phép lịch sự đòi hỏi chúng ta phải thành thực, tránh đi mọi hình thức bôi bác giả hình.

  15. II. LỊCH SỰTRONG VIỆC CHÀO HỎI 1. Tại Sao Phải Chào Hỏi Chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện, quen biết, đồng thời là một phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm. Người dưới gặp người trên mà không chào hỏi sẽ là kẻ thiếu lễ độ. Còn người trên không biết đáp lại lời chào của người dưới sẽ bị mang tiếng là kẻ hách dịch, khinh người.

  16. 2. Sự Chào Hỏi Thông Thường Đối với bất cứ người quen biết nào, chúng ta có thể cúi đầu chào họ. Gặp người trên, chúng ta cúi đầu, hai tay xếp lại trước ngực. Gặp người ngang hàng, chúng ta chỉ cần cúi đầu. Khi chào hỏi người trên, nếu đang đội nón hay mũ, phải dùng tay mặt cất nón, mũ ra hỏi đầu. Trường hợp miệng đang ngậm thuốc lá, thì cũng phải bỏ thuốc lá.

  17. Trong lúc cúi đầu chào, chúng ta nói : chào ông, chào bà, bác ạ, thầy ạ… Gặp người chúng ta biết rõ chức vị của họ, chúng ta có thể nói chức vị của họ ra. Thí dụ : chào đại uý, chào bác sĩ…Nên tránh những thái độ và lời nói quá khúm núm, quỵ luỵ; thí dụ : con xin phép lạy cha ạ…

  18. 3. Bắt Tay Gặp người trên, chúng ta không được tự tiện đưa tay ra trước, mà phải chở người trên đưa tay ra trước, chúng ta mới được phép bắt tay họ. Gặp người ngang hàng, hoặc người dưới, chúng ta có thể chào bằng cách bắt tay họ.

  19. Phải đưa tay mặt ra bắt lấy tay mặt của người ta. Đã bắt tay, chúng ta phải bắt với tất cả sự niềm nở, thân mật, đừng bắt gượng gạo, quá mềm nhũn, nhưng cũng đừng xiết tay họ chặt quá, hoặc lắc tay họ hai ba cái, như kiểu thử sức họ.

  20. Trong trường hợp tay đang dơ bẩn, hoặc đang mang bao tay, mà gặp người đưa tay ra bắt, chúng a nên lịch sự từ chối một cách khéo léo : xin lỗi ông, tay tôi đang dơ…Nếu chỉ mang bao tay vì thời tiết quá lạnh, chúng ta có thể để bao tay mà bắt.

  21. 4. Đang Đi Với Người Trên Mà Gặp Người Ngang Hàng: Để người trên khỏi phải chờ đợi, chúng ta chỉ cần cúi đầu chào hoặc bắt tay qua. Nếu cần nói chuyện lâu, chúng ta phải xin lỗi người trên và giới thiệu người dưới với người trên để hai người chào hỏi nhau.

  22. 5. Gặp Người Trên : Đang ngồi nói chuyện với nhau, mà gặp người trên tới, chúng ta phải đứng dậy, cúi đầu chào. Đang ngồi trong lớp, thấy thầy giáo hay người trên vào, để biểu lộ sự kính trọng và chào hỏi, toàn thể học sinh trong lớp đó phải đứng dậy, hai tay để xuôi. Trong lớp, muốn hỏi thầy cô điều gì, phải giơ tay lên ra hiệu cho thầy cô.

  23. 6. Những Kiểu Chào Đặc Biệt Những kiểu chào đặc biệt, như kiểu chào của quân đội, kiểu chào của thiếu nhi Bác Hồ…chỉ dành riêng cho những người trong đoàn thể đó, người thường không nên dùng.

  24. 7. Tóm lược Chào hỏi là phương tiện biểu lộ sự thân quen, cũng như để gây thiện cảm. Đối với bất cứ người quen biết nào, chúng ta có thể chào bằng cách cúi đầu và nói : chào ông, chào bà…chào bác sĩ, chào đại úy,,, Khi chào người trên, nếu đang đội mũ, phải bỏ mũ ra, nếu đang hút thuốc, phải bỏ thuốc xuống.

  25. Gặp người trên, chúng ta không được tự tiện đưa tay ra bắt, trái lại phải chờ họ đưa tay ra trước. Khi bắt, phải dùng tay mặt. Không được mềm nhũn, cũng đừng xiết tay họ quá chặt hay lắc đi lắc lại nhiều lần.

  26. Nếu tay ướt hoặc dơ, chúng ta nên lịch sự từ chối : xin lỗi ông, tay tôi đang ướt. Trong lớp, khi thầy cô bước vào, chúng ta phải đứng lên, hai tay buông xuôi. Muốn hỏi điều gì, phải giơ tay làm hiệu.

  27. III. LỊCH SỰ TRONG CỬ CHỈ VÀ ĂN MẶC 1. Những Cử Chỉ Cần Tế Nhị - Khạc nhổ : ở mọi nơi, không được khạc nhổ xuống đất. Muốn khạc nhổ, thì khạc nhổ vào chiếc khăn tay và làm công việc đó một cách hết sức tế nhị và kín đáo. - Hắt hơi : phải dùng khăn tay che miệng. - Hỷ mũi : cũng phải dùng khăn tay. Khăn này phải được xếp gọn để trong túi hay trong xắc.

  28. - Ngáp : khi ngáp, ợ, phải dùng tay che miệng. - Gãi, ngoáy tai, cắt móng ta, cạy mũi…phải tránh làm những cử chỉ này nơi công cộng trước mặt người khác. - Xỉa răng : Người lịch sự chỉ xỉa răng lúc ngồi bàn ăn, không xỉa răng khi đi đường hoặc lúc nói chuyện với người khác.

  29. Lễ độ và lịch sự không phải là khúm núm. Gặp người trên, khi thưa chuyện, chúng ta chỉ cần đứng thẳng người, hai tay duỗi thẳng hay để về phía trước, tránh những cử chỉ vừa nói vừa gãi đầu, gãi tai. Cũng nên tránh cử chỉ hai tay để sau lưng, biểu lộ con người thiếu lễ độ.

  30. 2. Đầu Tóc Và Áo Quần Người lịch sự phải biết giữ vệ sinh, sạch sẽ. Tắm rửa là điều kiện quan trọng giúp chúng ta khoẻ mạnh và sạch sẽ. Vừa thức dậy, chúng ta phải rửa mặt, đánh răng và chải đầu tóc cho cẩn thận. Ra đường phố, đến trường học hay những nơi công cộng, phải lưu ý tới y phục của mình.

  31. Áo quần phải đúng đắn, giản dị, không nên loè loẹt. Cúc áo cúc quần phải cài cẩn thận. Những người chưa quen biết, họ sẽ đáng giá chúng ta bằng bộ diện, kiểu cách ăn mặc của chúng ta. Bàn tay, ngón tay phải giữ cho sạch sẽ. Sau giờ làm việc phải rửa cho sạch.

  32. Chúng ta không nên vội bắt chước lối ăn mặc quá lôi thôi, hay quá mới của một số nghệ sĩ, hay việt kiều. Lý do giản dị là vì chúng ta không phải là nghệ sĩ, cũng chẳng phải là việt kiều. Nghệ sĩ nổi danh không phải vì kiểu cách ăn mặc, nhưng vì tài nghệ. Chúng ta không có tài như họ mà đã vội vã bắt chước cách ăn mặc của họ, thì sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ.

  33. 3. Hơi Thở Nhà ở phải xếp đặt cho ngăn nắp, trật tự và sạch sẽ. Trong lớp học, không được ăn quà, rồi vứt bừa bãi giấu gói, lá bánh xuống sàn, xuống hồ hay nhét vô hộc bàn. Khi uống nước không được tung ly chén, ném xuống đất…đó là những cử chỉ thiếu lịch sự, thiếu giáo dục.

  34. Ở đâu và lúc nào cũng cần giữ gìn trật tự, sạch sẽ;giấy rác phải bỏ vào thùng rác. Ly chén uống xong phải cất vào vị trí của nó, hoặc cẩn thận trao lại cho người phụ trách.

  35. 4. Tóm lược Những Cử Chỉ - Khạc nhổ : ở mọi nơi, không được khạc nhổ xuống đất. Nếu cần thì khạc nhổ vào khăn tay của mình. - Hắt hơi, hỷ mũi : phải dùng khăn. - Ngáp, ợ : phải lấy tay che miệng. - Gãi, ngoáy tai, cạy mũi… không được làm ở nơi công cộng trước mặt người khác.

  36. - Xỉa răng : trong bữa cơm lúc ngồi bàn ăn, chứ không xỉa răng khi đi đường học khi nói chuyện. Tăm hông vứt bừa bãi. Người lịch sự không khúm núm, cũng không vêng vang tự đắc. - Đầu Tóc, Áo quần, Nhà ở - Năng rửa mặt, tắm gội, đáng răng. - Áo quần đúng đắn, giản dị, không lôi thôi chạy theo mốt. - Nhà ở phải ngăn nắp, trật tự. Không xả rác nơi công cộng.

More Related