1 / 58

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH THIÊN NHÂN HỢP NHẤT

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH THIÊN NHÂN HỢP NHẤT. Th.S Lê Ngọc Thanh. MỤC TIÊU. Trình bày những nội dung cơ bản của các học thuyết âm dương, ngũ hành, thiên nhân hợp nhất. Phân tích sự ứng dụng các học thuyết vào trong giải thích cơ chế bệnh, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh bằng YHCT.

gayora
Download Presentation

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH THIÊN NHÂN HỢP NHẤT

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH THIÊN NHÂN HỢP NHẤT Th.S Lê Ngọc Thanh

  2. MỤC TIÊU • Trình bày những nội dung cơ bản của các học thuyết âm dương, ngũ hành, thiên nhân hợp nhất. • Phân tích sự ứng dụng các học thuyết vào trong giải thích cơ chế bệnh, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh bằng YHCT

  3. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

  4. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG • Khái niệm ban đầu của âm dương đến từ sự quan sát thiên nhiên và môi trường. • “ Âm ” ban đầu có nghĩa là bên râm của sườn núi. “ Dương” là phía bên nhiều nắng. • Sau đó, suy nghĩ này được đã được sử dụng trong việc tìm hiểu những thứ khác, mà chúng xuất hiện theo dạng từng cặp, có đặc tính là đối lập và bổ sung cho nhau trong tự nhiên: bầu trời và trái đất, nước và lửa, ngày và đêm, nam và nữ….

  5. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 1. Định nghĩa: Là vũ trụ quan của triết học Trung Quốc cổ đại về cách thức vận động của mọi sự vật, mọi hiện tượng; dùng để giải thích sự xuất hiện, sự tồn tại, sự chuyển hóa lập đi lập lại có tính chu kỳ của sự vật.

  6. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 2. Nội dung của học thuyết: • Âm dương đối lập: là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt Âm Dương. Học thuyết âm dương cho rằng mọi thứ đều có khía cạnh kép của nó là âm và dương. Hai khía cạnh tương tác và kiểm soát lẫn nhau để giữ trạng thái cân bằng động liên tục. • Âm dương hỗ căn: là nương tựa lẫn nhau, bắt rễ với nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau. Âm và dương liên kết với nhau để tạo thành một thực thể, chúng không thể thiếu nhau hoặc đứng một mình. Chúng phụ thuộc vào nhau để có thể xây dựng nên định nghĩa và chỉ có thể được đo bằng cách so sánh với nhau.

  7. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 2. Nội dung của học thuyết: So sánh giữa âm và dương còn liên quan đến đối tượng được so sánh ( âm dương mang tính chất tương đối ) • Âm dương bình hành – tiêu trưởng: là cùng vận động song song với nhau nhưng theo hướng đối lập, cái này tăng thì cái kia giảm, cái này mất đi thì cái kia xuất hiện. Âm và dương đạt được một trạng thái cân bằng bởi sự tương tác và kiểm soát lẫn nhau. Sự cân bằng này là không tĩnh và cũng không tuyệt đối, nhưng được duy trì trong một giới hạn nhất định. Tại một thời điểm nào đó, âm thịnh lên, dương suy giảm đi và ngược lại.

  8. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 2. Nội dung của học thuyết: Khi một thuộc tính tiến triển đến cùng cực, nó sẽ trải qua một sự biến đổi ngược lại thành thuộc tính đối diện. Sự chuyển đổi đột ngột này thường diễn ra trong một tình huống cố định. Sự chuyển đổi này là nguồn gốc của tất cả các thay đổi, cho phép âm dương hoán đổi cho nhau ( âm dương chuyển hóa )

  9. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.1 Ứng dụng âm dương trong cấu trúc cơ thể người • Học thuyết âm dương khẳng định cơ thể con người là một khối thống nhất. • Các cơ quan và mô của cơ thể được phân loại vào các khía cạnh âm hay dương dựa trên chức năng và vị trí của chúng.

  10. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG PHÂN LOẠI ÂM DƯƠNG CỦA CƠ THỂ Phần trên cơ thể Đầu Phần dưới cơ thể Bên ngoài cơ thể Bên trong cơ thể Mặt ngoài chi Mặt trong chi Lục phủ Ngũ tạng Mặt sau cơ thể Mặt trước cơ thể Kinh Dương Khí Huyết Tâm Phế Tỳ Can Thận Chân Kinh Âm Vệ khí Dinh khí Cơ năng Vật chất

  11. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.2 Ứng dụng âm dương trong chức năng sinh lý • YHCT nhấn mạnh con người là một phần của thiên nhiên ( tiểu vũ trụ ), sống hài hòa và cân bằng với thiên nhiên. Hoạt động sống là kết quả của sự tương tác của các thành phần trong cơ thể một cách hài hòa và thống nhất. • Vật chất dinh dưỡng thuộc âm, cơ năng hoạt động thuộc dương. Cuộc sống được duy trì khi các hình thái vật chất của cơ thể và chức năng của nó là tự động cân bằng, hai khía cạnh này ức chế và phụ thuộc vào nhau.

  12. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.2 Ứng dụng âm dương trong chức năng sinh lý • “Thuộc tính âm ( vật chất dinh dưỡng ) là cơ sở vật chất cho sự chuyển đổi thành thuộc tính dương ( cơ năng hoạt động ), trong khi các kết quả hoạt động của thuộc tính dương dẫn đến sự hình thành các thuộc tính âm ( vật chất dinh dưỡng ). Âm và dương chuyển hóa qua lại lẫn nhau. • Khí tạo ra huyết và thúc đẩy lưu thông, mặc khác huyết mang và nuôi dưỡng khí. • Tạng thuộc âm do có chức năng tàng trữ. • Phủ thuộc dương do có chức năng truyền tải, tiêu hóa và bài tiết

  13. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.3 Ứng dụng âm dương trong sinh lý bệnh • Học thuyết âm dương cho rằng bệnh là sự mất cân bằng âm dương dẫn đến tình trạng thắng hoặc suy của âm, dương. • Sự xuất hiện và phát triển của bệnh tật còn liên quan đến chính khí ( sức đề kháng của cơ thể ) và tà khí ( các tác nhân gây bệnh ). • Học thuyết âm dương có thể được sử dụng để khái quát hóa các mối quan hệ tương tác giữa sức đề kháng của cơ thể và các tác nhân gây bệnh

  14. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.3 Ứng dụng âm dương trong sinh lý bệnh • Các yếu tố gây bệnh được chia thành yếu gây bệnh mang thuộc tính dương hay thuộc tính âm, trong khi chính khí cũng bao gồm 2 phần âm và dương. • Các tác nhân gây bệnh mang thuộc tính dương thường có khuynh hướng ảnh hưởng đến vật chất dinh dưỡng ( âm ). • Các tác nhân gây bệnh mang thuộc tính âm thường có khuynh hướng ảnh hưởng đến công năng hoạt động ( dương khí ).

  15. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.3 Ứng dụng âm dương trong sinh lý bệnh • Thay đổi bệnh lý của bệnh rất đa dạng, nhưng có thể được giải thích về sự mất cân bằng âm dương: âm thắng ( âm vượng, âm dư thừa, âm thịnh …) sinh hội chứng hàn ( nội hàn ); dương thắng ( dương vượng, dương dư thừa, dương thịnh…) sinh hội chứng nhiệt ( ngoai nhiệt ); dương hư ( dương suy, dương thiếu hụt…) gây hội chứng hàn ( ngoại hàn ), âm hư ( âm suy, âm thiếu hụt…) gây hội chứng nhiệt ( nội nhiệt )

  16. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

  17. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.3 Ứng dụng âm dương trong sinh lý bệnh

  18. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.4 Ứng dụng âm dương trong chẩn đoán • Học thuyết âm dương được sử dụng như là những hướng dẫn cơ bản trong chẩn đoán bằng YHCT. • Lâm sàng thường được chia thành hội chứng âm hoặc hội chứng dương. • Dựa vào bốn phương pháp khám bệnh: vọng, văn, vấn, thiết sẽ giúp cho người thầy thuốc phân biệt âm chứng hay dương chứng.

  19. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.4 Ứng dụng âm dương trong chẩn đoán

  20. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.4 Ứng dụng âm dương trong chẩn đoán • Sau khi thu thập được các dữ kiện từ vọng, văn, vấn thiết => phân loại bát cương: Biểu – Lý; Hàn – Nhiệt; Hư – Thực; Âm –Dương. Trong đó âm – dương là cơ bản và quan trọng nhất

  21. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.4 Ứng dụng âm dương trong chẩn đoán

  22. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.5 Ứng dụng âm dương trong điều trị • Trong YHCT, điều trị quan tâm đến mọi khía cạnh của bệnh nhân chứ không chỉ điều trị bệnh. • Điều trị YHCT bao gồm loại bỏ tác nhân gây bệnh và nâng cao chính khí của người bệnh. • Mục tiêu của điều trị là tái lập cân bằng âm dương của cơ thể.

  23. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.5 Ứng dụng âm dương trong điều trị • Nguyên lý điều trị: + Khi tồn tại hư chứng thì dùng phép bổ ( thêm vào ) + Khi tồn tại thực chứng thì dùng phép tả ( loại bỏ ) + Khi tồn tại nhiệt chứng, thì phải được làm mát + Khi tồn tại hàn chứng, thì phải được làm ấm, nóng • Ứng dụng âm dương đối lập - Các phương pháp điều trị bao gồm: dùng thuốc và không dùng thuốc ( châm cứu, xoa bóp…)

  24. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.5 Ứng dụng âm dương trong điều trị • Tình trạng dương vượng: Tình trạng này thường xảy ra trên một cơ thể có chính khí còn nguyên vẹn, mà tác nhân gây bệnh mang thuộc tính dương. Ví dụ như trong viêm phổi có biểu hiện sốt cao, nhịp thở nhanh, nhịp tim nhanh, mạnh…=> biểu hiện của hội chứng nhiệt => thuộc về đặc trưng của dương chứng => dùng thuốc có tác dụng đuổi tác nhân gây bệnh đi, thuốc có tính chất mát lạnh.

  25. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.5 Ứng dụng âm dương trong điều trị • Tình trạng âm hư: Tình trạng này thường xảy ra trên một cơ thể có tình trạng suy giảm vật chất dinh dưỡng do mắc các bệnh mãn tính kéo dài như lao phổi, đái tháo đường…Phần âm suy giảm => phần dương sẽ tăng tương đối ( không thực sự dư thừa dương ) => biểu hiện của hội chứng nhiệt ( hư nhiệt ): khô miệng, sốt về chiều, ngũ tâm phiền nhiệt… => dùng thuốc có tác dụng bổ sung cho phần âm, thuốc có tính chất ngọt mát

  26. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.6 Ứng dụng âm dương trong dược học • Những vị thuốc được gọi là âm dược có thể dùng để điều trị những chứng thuộc dương chứng ( áp dụng âm dương đối lập ). Dương chứng có thể là cảm nóng, sốt cao nhiễm trùng, sốt kéo dài… Các vị âm dược thường có vị chua, đắng, mặn có tính lương hoặc hàn, có công năng giải biểu, thanh nhiệt, bổ âm, phần lớn mang tính ức chế • V/d: Hoàng liên, Hoàng bá vị đắng, tính mặn có tác dụng thanh nhiệt.

  27. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.6 Ứng dụng âm dương trong dược học • Những vị thuốc được gọi là dương dược có thể dùng để điều trị các bệnh là âm chứng. Âm chứng có thể là: cảm lạnh, liệt mặt do lạnh, ăn uống đồ sống lạnh gây tiêu chảy, dương hư ( rối loạn cương…), shock trụy tim mạch… Các vị dương dược thường có vị cay ngọt, tính nóng ấm, có công năng, ôn trung, bổ dương, tán phong hàn… Vd: Phụ tử, Quế nhục trong điều trị shock, bổ dương • Dược liệu nóng làm gia tăng khí lực, dược liệu mát làm nhuần cơ thể

  28. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.6 Ứng dụng âm dương trong dược học • Các thuốc dùng để thăng dương giải biểu phát tán, khu phong hàn, gây nôn, khai khiếu… là thuốc thăng phù, thuộc nhóm dương dược. Các thuốc dùng để tẩy xổ, trục thủy, thanh nhiệt, lợi thủy, an thần…là thuốc trầm giáng, thuộc nhóm âm dược. • Những thuốc có tính ôn nhiệt, vị cay ngọt nhạt xu hướng tác dụng phần lớn là thăng phù. Ngược lại, những thuốc có tính hàn lương, vị chua đắng mặn, xu hướng tác dụng phần lớn là trầm giáng. • Tuy nhiên, tính âm dương của các vị thuốc chỉ mang tính tương đối. Vd: Cát căn, Bạc hà thuộc âm dược do có tính mát nhưng có vị cay/ ngọt.

  29. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.6 Ứng dụng âm dương trong dược học • Tính âm dương của các phương thuốc YHCT cũng mang tính tương đối. Một phương thuốc có thể chứa những vị thuốc có tính, vị khác nhau song các tính chung của phương thuốc phải thõa mãn được yêu cầu chính cho việc trị liệu. Trong nhiều phương thuốc YHCT, sẽ có một số vị thuốc có tính vị đối nghịch với nhóm thuốc có tác dụng chính. Sự khác biệt này giúp cho giảm bớt tác dụng phụ nếu có của những vị thuốc chính. Vd: Trong bài Tam vật bị cấp hoàn có vị Ba đậu cay nóng là chủ dược, nhưng ngược lại cũng có vị Đại hoàng tính đắng lạnh làm giảm bớt tính cay độc của Ba đậu.

  30. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.6 Ứng dụng âm dương trong dược học • Trong một phương thuốc YHCT, có sự áp dụng của quy luật âm dương hỗ căn: bệnh về huyết hư có dùng kèm thuốc hoạt huyết, bệnh dương hư có kèm thuốc bổ âm… Vd: Bài thuốc tứ vật có tác dụng bổ huyết, trong đó có vị Xuyên khung có tác dụng hành huyết Bài thuốc Thận khí hoàn có tác dụng bổ Thận dương, trong đó có các vị thuốc có tác dụng bổ Thận âm.

  31. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.6 Ứng dụng âm dương trong dược học • Học thuyết âm dương cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự chế biến thuốc YHCT. Mục đích của việc chế biến là làm thay đổi tính vị của thuốc, nhằm mục đích tăng sự quy kinh của thuốc hoặc giảm tác dụng phụ ( tính háo, tính nhiệt, tính độc ). Vd: Chế biến dược liệu làm tăng tính dương của thuốc bằng các phụ liệu như Gừng, Sa nhân, Rượu. Chế biến để làm tăng tính âm của thuốc: Sài hồ chích Miết huyết ( máu Ba ba ), Diên hồ chích giấm thanh.

  32. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong YHCT 3.6 Ứng dụng âm dương trong phòng bệnh • Âm dương đối lập: + Mùa đông mặc áo ấm, mùa hè mặc áo thoáng mát. + Nếu công việc là lao động trí óc thì lúc nghỉ ngơi nên chọn các hoạt động thể lực và ngược lại • Âm dương tiêu trưởng: Khi làm việc thì nên khởi động từ từ sau đó mới tăng dần cường độ lên, đến khi nghỉ ngơi thì giảm cường độ làm việc sau đó mới chuyển sang nghỉ ngơi hoàn toàn.

  33. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

  34. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH • Dựa trên những quan sát thế giới tự nhiên, người Trung Hoa cổ đại đã phát hiện ra những quy luật giúp cho vũ trụ không ngừng chuyển động và thay đổi. • Ban đầu những quan sát này được giải thích bằng lý luận âm dương, nhưng sau đó những giải thích này đã được mở rộng bằng cách sử dụng một học thuyết mới gọi là ngũ hành.

  35. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH • Định nghĩa: Là vũ trụ quan của triết học TQ cổ đại dùng để mô tả mối tương tác giữa sự vật, các hiện tượng trong tự nhiên. 2. Nội dung của học thuyết • Vạn vật được cấu tạo bởi 5 vật chất, 5 yếu tố cơ bản đó là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy + Mộc: là hình thái sinh trưởng ( nghĩa hẹp là cây, gỗ ), đặc tính của mộc là hướng lên trên, hướng ra ngoài. Mộc đại diện cho công năng sinh trưởng không ngừng của vạn vật.

  36. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 2. Nội dung của học thuyết + Hỏa: là sức nóng ( nghĩa hẹp của lửa ), đặc tính của hỏa là bốc lên trên ( thượng thăng ). Hỏa đại diện cho tính năng thăng hoa, chói lọi và ấm nóng. Tất cả các sự vật và hiện tượng có tính năng hun đốt, bốc lên trên và ôn nhiệt đều thuộc hỏa. + Thổ: ( nghĩa hẹp là đất ) có đặc tính hóa sinh, truyền tải và thu nạp…vì thế được coi là mẹ của vạn vật. Thổ bao gồm sự sinh trưởng, là cội nguồn cho sự sinh tồn. Tất cả các sự vật có tính năng sinh hóa, truyền tải, thu nạp đều quy nạp vào Thổ

  37. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 2. Nội dung của học thuyết + Kim: ( nghĩa hẹp là kim loại ) đại biểu cho tính năng ngưng kết, tính thanh trừng, túc giáng, thu liễm, sạch sẽ. Tất cả các sự vật và hiện tượng sau khi sinh trưởng mà đạt được trạng thái ngưng kết thì được quy vào Kim. + Thủy: ( nghĩa hẹp là nước ) đặc tính là tư nhuận, hướng xuống dưới và bế tàng. Tất cả các sự vật và hiện tượng có tính năng mát lạnh, tư nhuận, bế tàng, hướng xuống dưới đều được quy nạp vào Thủy.

  38. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 2. Nội dung của học thuyết

  39. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 2. Nội dung của học thuyết • Học thuyết ngũ hành cho rằng 5 yếu tố Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là những yếu tố cơ bản của thế giới vật chất. Chúng có mối quan hệ phụ thuộc và kiềm chế lẫn nhau, giúp tạo ra một trạng thái cân bằng động. • Trong điều kiện bình thường, 5 vật chất, 5 yếu tố này tương tác theo 2 hướng hoặc tương sinh mà theo đó chúng thúc đẩy chuyển hóa lẫn nhau hoặc tương khắcmà theo đó chúng ràng buộc, ước chế lẫn nhau. • Trong điều kiện khác thường, 5 vật chất, 5 yếu tố này tương tác theo hướng hoặc tương thừamà theo đó chúng lấn át nhau hoặc tương vũmà theo đó chúng ức chế ngược lẫn nhau

  40. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT 3.1 Trong nhân thể

  41. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT 3.2 Ứng dụng trong giải thích cơ chế bệnh sinh • Ngũ tạng bên ngoài ứng với ngũ thời ( Can dễ bị tổn thương vào mùa xuân, dễ bị nhiễm phong tà…) • Một tạng phủ bị bệnh có thể do 5 cơ chế Tỳ VI TÀ HƯ TÀ THỰC TÀ Thận Tâm Can TẶC TÀ Phế

  42. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT 3.2 Trong giải thích cơ chế bệnh sinh • Hư tà ( Mẫu bệnh cập tử): Thận âm hư => Can âm hư => Can Thận âm hư • Thực tà (Tử bệnh phạm mẫu): Tâm huyết bất túc => Can huyết bất túc • Tặc tà: Can mộc quá mạnh khắc Tỳ thổ => Can uất Tỳ hư • Vi tà: Thận hư yếu không đủ sức kiềm chế Tâm hỏa => Tâm hỏa vượng

  43. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT 3.3 Trong chẩn đoán • Cơ thể là một chỉnh thể hữu cơ. Khi một tạng phủ nào đó bị bệnh => Ngũ thể, ngũ quan, ngũ chí…có những biểu hiện bất thường. • Thông qua tứ chẩn, dựa vào các quy luật của ngũ hành => chẩn đoán bệnh: + Xác định vị trí bệnh

  44. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT 3.4 Trong điều trị • Vận dụng âm dương đối lập và ngũ hành tương sinh: mẹ thực tả con, con hư bổ mẹ + Hư tắc bổ kỳ mẫu: Tư thủy hàm mộc, ích hỏa bổ thổ + Thực giả tả kỳ tử • Vận dụng ngũ hành tương khắc + Ức mộc phù thổ + Ôn Thận kiện Tỳ + Tư âm giáng hỏa

  45. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT 3.4 Trong điều trị • Đặc biệt trong châm cứu quy luật này còn thể hiện chặt chẽ lên cách chọn huyệt thuộc nhóm ngũ du:

  46. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT 3.5 Trong quy kinh và chế biến thuốc • Quy kinh là nói lên phần tạng phủ kinh lạc trong cơ thể mà một vị thuốc có tác dụng, đó cũng chính là phạm vi chỉ định điều trị của vị thuốc đó. • Quy kinh của một thuốc thường dựa vào: (1) tác dụng trị bệnh của thuốc, (2) đặc điểm của thuốc về màu sắc, hình thái, khí vị. (1) Tác dụng trị bệnh của thuốc: (2) Đặc điểm của thuốc về màu sắc, hình thái, khí vị:

  47. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT 3.5 Trong quy kinh và chế biến thuốc • Trong việc phối hợp ngũ vị, ngũ sắc với ngũ tạng để chọn thuốc, người xưa còn bào chế để làm thay đổi tính năng của thuốc nhằm vào yêu cầu chữa bệnh VD: + Để chữa chứng thuộc về Can người ta hay sao dược liệu với giấm. + Để chữa chứng thuộc về Tỳ người ta hay sao dược liệu với Hoàng thổ hoặc sao tẩm ( chích ) với mật. + Để chữa chứng thuộc về Phế người ta hay sao dược liệu với gừng

  48. HỌC THUYẾT TNHN 1. Định nghĩa • Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con người phải thích nghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội để sinh tồn và phát triển. • Trong y học, người xưa ứng dụng học thuyết này để chỉ đạo ra các phương pháp phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh toàn diện

  49. HỌC THUYẾT TNHN 2. Ý nghĩa của học thuyết • Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn tác động đến con người. • Hoàn cảnh tự nhiên ( ngoại nhân ) • Khí hậu: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa => tà khí • Hoàn cảnh địa lý, tập quán sinh hoạt • Hoàn cảnh xã hội ( nội nhân ) • Thất tình

  50. HỌC THUYẾT TNHN 3. Ứng dụng trong chẩn đoán - Hoặc lấy hình ảnh của khí hậu mà đặt tên cho các bệnh ngoại cảm: phong chứng, hàn chứng, táo chứng…

More Related