1 / 186

Chương trình bảng tính Excel2003

Chương trình bảng tính Excel2003. Chương 1 : Làm quen với Excel Chương 2 : Làm việc với Bảng tính Chương 3 : Định dạng và In bảng tính Chương 4 : Các hàm cơ bản của Excel Chương 5 : Quản trị dữ liệu Chương 6 : Đặt tên và sử dụng tên trong công thức Chương 7 : Đồ thị

demont
Download Presentation

Chương trình bảng tính Excel2003

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chương trình bảng tính Excel2003 Chương 1: Làm quen với Excel Chương 2: Làm việc với Bảng tính Chương 3: Định dạng và In bảng tính Chương 4: Các hàm cơ bản của Excel Chương 5: Quản trị dữ liệu Chương 6: Đặt tên và sử dụng tên trong công thức Chương 7: Đồ thị Chương 8: Sử dụng PivotTable trong tổng hợp báo cáo dữ liệu Chương 9: Một số thủ thuật TRUNG TÂM TIN HỌC QDC -----o0o----- BIÊN SOẠN: BÙI VĂN DUNG

  2. Chương 1: Làm quen với Excel Bài 1: Giới thiệu tổng quan về Excel Bài 2: Một số khái niệm Bài 3: Các thao tác với tập tin TRUNG TÂM TIN HỌC QDC -----o0o----- BIÊN SOẠN: BÙI VĂN DUNG

  3. Bài 1: Giới thiệu tổng quan về Excel • Chức năng • Khởi độngExcel • Giới thiệu màn hình của Excel • Thoát khỏi Excel TRUNG TÂM TIN HỌC QDC -----o0o----- BIÊN SOẠN: BÙI VĂN DUNG

  4. I. Chức năng Excel là phần mềm bảng tính điện tử có kích thước lớn, gồm nhiều cột (Column) và nhiều hàng (Row), lập thành những đơn thể chứa và xử lý dữ liệu gọi là ô (Cell). Các chức năng chính của Excel là: 1- Bảng tính (Worksheet): Nhập, tính toán và phân tích dữ liệu. 2- Đồ thị (Chart): Tạo ra các biểu đồ liên kết với số liệu của bảng tính, nhằm nhấn mạnh sự tương quan giữa các số liệu trong bảng tính với nhau. 3- Cơ sở dữ liệu (Database): Quản trị cơ sở dữ liệu trên Excel bao gồm các công việc: Sắp xếp, trích rút dữ liệu theo các tiêu chuẩn khác nhau.

  5. II. Khởi động Excel C1: Kích đúp chuột vào biểu tượng Microsoft Excel trên màn hình nền (Destop). C2: Kích chuột vào biểu tượng của Excel ( ) trên thanh Shortcut Bar ở góc trên bên phải màn hình nền. C3: Vào Start/ Programs/ Microsoft Excel

  6. II. Giới thiệu màn hình của Excel 1. Thanh tiêu đề(mầu xanh trên cùng): chứa tên chương trình và tên tệp 2. Thanh thực đơn (File, Edit, View, ...): chứa toàn bộ các lệnh của chương trình. 3. Thanh công cụ: Chứa các biểu tượng thể hiện các lệnh thường dùng. Để kích hoạt thanh công cụ: Vào View/Toolbars/ Standard 4. Thanh định dạng: chứa các biểu tượng thể hiện các lệnh định dạng thường dùng . Để kích họat thanh định dạng: Vào View/Toolbar/Formatting 5. Thanh công thức: Dùng để xem chi tiết nội dung của một ô hiện hành Để kích hoạt thanh công thức: Vào View / Formular Bar 6. Worksheet: là các trang bảng tính. 7. Vùng bảng tính (vùng trắng ở giữa màn hình) để nhập dữ liệu và thực hiện các tính toán. Xem hình

  7. Thanh tiêu đề Thanh thực đơn Thanh công cụ Thanh định dạng Thanh công thức Vùng bảng tính các work sheet

  8. III. Thoát khỏi Excel C1: Ấn tổ hợp phím Alt+F4 C2: Kích chuột vào nút Close ở góc trên cùng bên phải cửa sổ làm việc của chương trình. C3: Vào menu File / Exit Chú ý: Khi thoát khỏi Excel, nếu dữ liệu trong bảng tính chưa được ghi lại, Excel sẽ mở hộp thoại với những thông báo như sau: Yes: Thoát và ghi lại (nếu Tệp bảng tính chưa được đặt tên thì Excel mở cửa sổ cho phép đặt tên rồi mới thoát) No: Thoát ra, không ghi dữ liệu Cancel: Trở lại bảng tính, huỷ bỏ lệnh thoát.

  9. Bài 2: Một số khái niệm • Các kiểu dữ liệu trong bảng tính • Các toán tử và một số biểu tượng thường dùng • Cấu trúc Bảng tính TRUNG TÂM TIN HỌC QDC -----o0o----- BIÊN SOẠN: BÙI VĂN DUNG

  10. I. Các kiểu dữ liệu trong Bảng tính Qui tắc chung về cách bố trí dữ liệu trong Excel là: Trong một ô chỉ có thể chứa một kiểu dữ liệu. Khi làm việc với bảng tính ta phải làm quen với rất nhiều kiểu dữ liệu, nhưng tất cả các kiểu dữ liệu đó đều dựa vào 3 kiểu cơ bản: Kiểu số, Kiểu chữ và Kiểu công thức. 1. Dữ liệu kiểu số: Bao gồm các số được đánh từ: 0 đến 9; Các giá trị ngày tháng, thời gian, tiền tệ, phần trăm… đều là dữ liệu kiểu số (có thể tính toán cộng, trừ, nhân, chia). Dữ liệu kiểu này nếu đánh đúng sẽ nằm bên phải của ô, khi dùng trong công thức không phải bỏ trong dấu nháy kép. 2. Dữ liệu kiểu chữ: bao gồm các chữ cái, chữ số và các ký tự đặc biệt. Dữ liệu kiểu này nếu đánh đúng sẽ nằm bên trái của ô, khi dùng trong công thức phải bỏ trong dấu “nháy kép”.

  11. I. Các kiểu dữ liệu (2) 3.Dữ liệu kiểu công thức: • bắt đầu bởi dấu: =, +(thông thường nhất là sử dụng dấu =) • sau đó là: các hằng số, địa chỉ ô, hàm số được nối với nhau bởi các phép toán. • Các phép toán: + , - , * , / , %, ^ (luỹ thừa) Ví dụ: = 10 + A3 = B3*B4 + B5/5 = 2*C2 + C3^4 – ABS(C4) = SIN(A2) =SUM(B1:B4)

  12. II. Các toán tử & một số biểu tượng thường dùng 1. Các toán tử trong một biểu thức - Toán tử số học ( + ) Cộng ( - ) Trừ ( * ) Nhân ( / ) Chia - Toán tử xâu kí tự & Nối xâu - Toán tử so sánh ( > ) Lớn hơn ( < ) Nhỏ hơn ( = ) Bằng ( > = ) Lớn hơn hay bằng ( < = ) Nhỏ hơn hay bằng ( ^ ) Luỹ thừa

  13. II. Các toán tử & một số biểu tượng thường dùng (2) 2. Một số biểu tượng thường dùng Xem hình • Sắp xếp tăng dần • Sắp xếp giảm dần • Tạo dấu phân nhóm • Hòa nhập các ô được chọn lại thành một ô • Tăng phần thập phân • - Giảm phần thập phân

  14. sắp xếp giảm dần sắp xếp tăng dần tạo dấu phân nhóm tăng phần thập phân giảm phần thập phân

  15. III. Cấu trúc Bảng tính 1. Workbook: Là tệp tài liệu của Excel, mỗi Workbook có thể có từ 1 đến 255 bảng tính (Worksheet). Trong một Workbook thì các Worksheet, các đồ thị thường có liên hệ với nhau. 2. Worksheet (bảng tính): Mỗi bảng tính là một trang trong Workbook, mỗi bảng tính có trên 16 triệu ô dùng để nhập dữ liệu và thực hiện các phép tính toán. Mỗi bảng tính được đặt tên mặc định theo mẫu là Sheet i, với i là số thứ tự của bảng tính được tạo. (Sau này ta có thể đổi tên bảng tính sao cho thích hợp). 3. Cột (Columns): Là tập hợp các ô trong bảng tính theo chiều đứng. Có tổng cộng 256 cột trong một bảng tính, mỗi cột được gán một kí tự theo thứ tự chữ cái (bắt đầu từ A đến Z, AA đến AZ, BA đến BZ, .... và kết thúc là IV).

  16. III. Cấu trúc Bảng tính (2) 4. Dòng(Rows): Là tập hợp các ô trong bảng tính theo chiều ngang. Có tổng cộng 65536 dòng trong một bảng tính và mỗi dòng được gán một số thứ tự (bắt đầu từ 1 đến 65536). 5. Ô(Cells): Là giao điểm của một cột và một dòng. Ô được xác định bởi toạ độ (địa chỉ) dựa theo tên cột và số thứ tự của dòng (Ví dụ: Ô A1 là giao điểm của cột A và dòng 1). 6. Vùng (Range): Là tập hợp các ô xếp liền nhau, trong một vùng có dạng hình chữ nhật. Địa chỉ của vùng được xác định bởi địa chỉ của ô góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải, giữa địa chỉ 2 ô là dấu hai chấm (:) Ví dụ: A2:B6 (là vùng dữ liệu từ ô A2 đến ô B6).

  17. Bài 3: Các thao tác với tập tin • Tạo một File bảng tính mới • Lưu File bảng tính • Lưu File bảng tính với một tên khác • Mở một File bảng tính đã có trên đĩa TRUNG TÂM TIN HỌC QDC -----o0o----- BIÊN SOẠN: BÙI VĂN DUNG

  18. I. Tạo một File bảng tính mới C1: Kích chuột vào biểu tượng New trên công cụ. C2: Ấn tổ hợp phím Ctrl+N C3: Vào File/ New…/ BlankWorkbook Xem hình

  19. II. Lưu File bảng tính C1: Kích chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ C2: Ấn tổ hợp phím Ctrl+S. C3: Vào menu File / Save. Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại cho phép ta đặt tên cho File bảng tính: Save in: chọn ổ đĩa, thư mục cần lưu File bảng tính vào. File name: gõ vào tên File bảng tính Save: Thực hiện ghi Chú ý: khi ta ra lệnh lưu, nếu bảng tính đã được đặt tên thì những nội dung sửa đổi trên bảng tính sẽ lưu vào tên File đó. Xem hình

  20. chọn ổ đĩa, thư mục để lưu File gõ vào tên File bảng tính thực hiện ghi

  21. III. Lưu File bảng tính với một tên khác Khi lưu File bảng tính với 1 tên khác thì File cũ vẫn tồn tại, File mới được tạo ra có cùng nội dung với File cũ. Cách thực hiện như sau: - Nhấn phím F12 vào tên bảng tính mới (Hoặc vào File / Save Assau đó vào lại tên File mới)

  22. IV. Mở một File bảng tính đã có trên đĩa Để mở một File bảng tính đã có trên đĩa, cần phải biết File bảng tính đó được lưu giữ ở đâu, (ổ đĩa nào, thư mục nào). Cách thực hiện như sau: C1: Vào File / Open C2: Bấm tổ hợp phím Ctrl + O C3: Bấm chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ Khi đó Excel sẽ mở cửa sổ cho phép tìm File bảng tính: B1:Look in: chọn ổ đĩa, thư mục chứa File bảng tính cần mở B2: Chọn File bảng tính cần mở ở cửa sổ bên dưới  chọn Open để mở (Hoặc bấm đúp chuột vào File cần mở ở cửa sổ bên dưới). Xem hình

  23. 1. Chọn nơi chứa File 2. Chọn File cần mở 3. Bấm nút Open để mở File Bấm nút Cancel để hủy lệnh mở File

  24. Chương 2: Làm việc với Bảng tính • Các loại địa chỉ • Tham chiếu ô • Các phím dịch chuyển con trỏ ô • Chọn vùng-hàng-cột-bảng • Nhập-Sửa-Xóa dữ liệu • Cách thức tính toán và sao chép công thức trong Excel • Sao chép khối • Điều chỉnh chiều cao của hàng-chiều rộng của cột • Chèn hàng-chèn cột • Xóa hàng-Xóa cột-Xóa khối • Các thao thác với Worksheet TRUNG TÂM TIN HỌC QDC -----o0o----- BIÊN SOẠN: BÙI VĂN DUNG

  25. 1. Các loại địa chỉ • Địa chỉ tương đối: • Dạng thức: Gồm tên cột và tên dòng. Ví dụ: A15, C43 • Tính chất: Thay đổi tương ứng trong thao tác COPY công thức. • Ví dụ: • Tại ô D2 chứa công thức là =B2+C2, nếu Copy ô D2 xuống ô D3 thì khi đó công thức tại ô D3 sẽ tự động thay đổi là =B3+C3 • Tại ô B5 chứa công thức =B2+B3+B4, nếu Copy ô B5 sang ô C5 thì khi đó công thức tại ô C5 sẽ tự động thay đổi là =C2+C3+C4

  26. b. Địa chỉ tuyệt đối • Dạng thức: Thêm dấu $ trước tên cột và tên dòng. Ví dụ: $A$1, $C$2, $B$5 • Tính chất: Cố định (không thay đổi) trong thao tác COPY công thức. • Ví dụ: Xét bảng tính sau, để tính cột Tiền Việt, khi đó tại ô C4, ta nhập công thức =B4*$C$1 • Sau đó sao chép công thức này cho các ô còn lại.

  27. c. Địa chỉ hỗn hợp - Địa chỉ tuyệt đối dòng: là địa chỉ có dòng không thay đổi nhưng cột thay đổi. Ký hiệu của địa chỉ tuyệt đối dòng là: tencot$tendong (ví dụ: C$3 là địa chỉ tuyệt đối dòng 3) - Địa chỉ tuyệt đối cột: là địa chỉ có cột không thay đổi nhưng dòng thay đổi. Ký hiệu của địa chỉ tuyệt đối cột là: $tencottendong (ví dụ: $C3 là địa chỉ tuyệt đối cột C)

  28. d. Dùng phím F4 để thay đổi giữa các loại địa chỉ:  Tại ô chứa công thức  Chuyển sang chế độ sửa dữ liệu  Bôi đen địa chỉ ô (hoặc địa chỉ vùng), rồi nhấn phím F4 để thay đổi giữa các loại địa chỉ: - Nhấn 1 lần phím F4:  sẽ có dạng $A$1 - Nhấn 2 lần phím F4:  sẽ có dạngA$1 - Nhấn 3 lần phím F4:  sẽ có dạng$A1 - Nhấn 4 lần phím F4:  sẽ có dạngA1

  29. 2. Tham chiếu ô - Tham chiếu ô: Một công thức có chứa địa chỉ của ô khác, khi đó ta nói công thức sử dụng tham chiếu ô. - Lợi ích khi sử dụng tham chiếu ô: Khi sử dụng công thức nếu dùng địa chỉ ô (tham chiếu ô) thì khi giá trị trong ô được tham chiếu thay đổi, khi đó giá trị của công thức sẽ tự động tính lại. - Tham chiếu ô dùng chuột: Thay vì phải gõ vào địa chỉ của ô khi nhập dữ liệu hay sửa công thức, ta có thể sử dụng chuột để nhập tham chiếu ô. Cách thực hiện như sau: B1: Gõ dấu “=” vào ô cần chứa công thức để mở đầu một công thức B2: Bấm chuột vào ô cần tham chiếu (nếu tham chiếu đến 1 ô thì chuyển sang B4) B3: Gõ toán tử thích hợp  Bấm chuột vào ô cần tham chiếu tiếp theo. B4: Nhấn Enter để kết thúc.

  30. 3. Các phím dịch chuyển con trỏ ô + , , ,  dịch chuyển 1 ô theo hướng mũi tên + Page Up dịch con trỏ lên 1 trang màn hình. + Page Down dịch chuyển xuống 1 trang màn hình. + Home cột đầu tiên (cột A) của dòng hiện tại + Ctrl +  tới cột cuối cùng (cột IV) của dòng hiện tại. + Ctrl +  tới cột đầu tiên (cột A) của dòng hiện tại. + Ctrl +  tới dòng cuối cùng (dòng 65536) của cột hiện tại. + Ctrl +  tới dòng đầu tiên (dòng 1) của cột hiện tại. + Ctrl +  +  tới ô trái trên cùng (ô A1). + Ctrl +  +  tới ô phải trên cùng (ô IV1). + Ctrl +  +  tới ô trái dưới cùng (ô A65536). + Ctrl +  + tới ô phải dưới cùng (ô IV65536).

  31. 4. Chọn vùng-hàng-cột-bảng • Chọn vùng liên tục: kích chuột vào ô đầu khối, giữ và di tới ô cuối khối, nhả chuột. (hoặc kích chuột vào ô đầu khối, giữ phím Shift, kích chuột vào ô cuối khối) • Chọn nhiều vùng rời nhau: kích chuột vào ô đầu khối, giữ phímCtrlrồi chọn các vùng tiếp theo. • Chọn cả hàng: kích chuột vào ô tên hàng. • Chọn cả cột: kích chuột vào ô tên cột. • Chọn cả bảng tính: kích chuột vào ô giao giữa tên hàng và tên cột.

  32. 5. Nhập-Sửa-Xóa dữ liệu Cách nhập số liệu: B1: Chuyển con trỏ ô về ô cần cần nhập B2: Tiến hành nhập số liệu từ bàn phím. B3: Nhấn phím Enter (hoặc các phím mũi tên, hoặc phím Tab) để kết thúc việc nhập liệu. Chỉnh sửa dữ liệu trong ô: có 3 cách sau - Kích đúp chuột trái vào ô cần sửa - Chọn ô cần sửa rồi nhấn phím F2 - Chọn ô cần sửa và sửa nội dung của ô trên thanh công thức Xóa dữ liệu: Bôi đen vùng dữ liệu cần xoá rồi nhấn phím Delete.

  33. 6. Cách thức tính toán và sao chép công thức trong Excel a, Nhập công thức tính toán: Nếu muốn tính toán với giá trị của ô nào thì sử dụng địa chỉ của ô đó để tính toán. Ví dụ: Muốn cộng 2 số ở địa chỉB3và địa chỉ C3 với nhau thì công thức tại ô cần đặt kết quả là =C3+B3 (không nhất thiết phải nhớ địa chỉ của các ô, chỉ cần gõ dấu bằng (=) sau đó kích chuột vào ô B3, gõ tiếp dấu cộng (+) rồi kích chuột vào ô C3, cuối cùng nhấn Enter sẽ có được kết quả)

  34. 6. Cách thức tính toán và sao chép công thức trong Excel (2) b, Sao chép công thức: Đưa con trỏ chuột vào góc dưới bên phải của ô chứa công thức, khi xuất hiện hình dấu cộng (+) nhỏmầu đenthìbấm chuột trái, giữ, kéo dêđến vị trí cần sao chép rồi thả chuột.

  35. 7. Sao chép khối Sao chép khối B1: Chọn khối cần Copy B2: gọi lện Copy (Ctrl+c) B3: định vị con trỏ chuột tới chỗ cần Copy tới B4: gọi lệnh dán (Ctrl+v)

  36. 8. Điều chỉnh chiều cao của hàng-chiều rộng của cột Hàng: - Đưa trỏ chuột đến đường phân chia giữa 2 tên hàng khi thấy xuất hiện hình mũi tên 2 chiều thì bấm chuột trái + giữ + kéo dê xuống dưới để tăng chiều cao, lên trên để giảm chiều cao. * Để thay đổi chiều cao của nhiều hàng: Bôi đen các hàng cần thay đổi  rồi thực hiện kéo thả như trên. Cột: - Đưa trỏ chuột đến đường phân chia giữa 2 tên cột khi thấy xuất hiện hình mũi tên hai chiều thì Bấm+giữ+kéo dê sang phải để tăng chiều rộng, sang trái để giảm chiều rộng.     * Để thay đổi chiều rộng của nhiều cột: Bôi đen các cột cần thay đổi  rồi thực hiện kéo thả như trên.

  37. 9. Chèn hàng-chèn cột • Chèn hàng: C1: dùng chuột - Bôi đen hàng mà cần chèn hàng trắng lên trước - Nháy phải chuột vào vùng bôi đen, rồi chọnInsert C2: dùng menu lệnh - Định vị con trỏ ô vào hàng cần chèn hàng trắng lên trước - Vào menu Insert/ Rows • Chèn cột: C1: dùng chuột - Bôi đen cột mà cần chèn cột trắng lên trước - Nháy phải chuột vào vùng bôi đen, rồi chọnInsert C2: dùng menu lệnh - Định vị con trỏ ô vào cột cần chèn cột trắng lên trước - Vào menu Insert/ Columns

  38. 10. Xóa hàng-Xóa cột-Xóa khối Xóa hàng: Chọn hàng cần xóa, phải chuột vào vùng chọn, chọn Delete. Xóa cột: Chọn cột cần xóa, phải chuột vào vùng chọn, chọn Delete. Xoá khối: - Chọn khối cần xoá - Nháy phải chuột vào vùng chọn, chọn Delete, khi đó sẽ xuất hiệ hộp thoại với các lựa chọn như sau: Shift cells left: Các ô ở ngay kề bên phải sẽ dồn về bên trái thay thế vào vị trí của ô (khối) bị xoá. Shift cells up: Các ô ở dưới sẽ dồn lên trên thay vào chỗ của ô (khối) vừa bị xoá. Entire row: Xoá toàn bộ dòng chứa ô (hoặc khối) đã chọn Entire column: Xoá toàn bộ cột chứa ô (hoặc khối) đã chọn Cuối cùng bấm chọn OK để thực hiện xoá.

  39. 11. Các thao thác với Worksheet • Chèn thêm một Worksheet mới: Vào Insert/ Worksheet • Đổi tên Worksheet: Bấm đúp chuột trái vào Worksheet cần đổi tên, gõ tên mới, rồi nhấn Enter. • Xoá Worksheet: Nháy chuột phải vào Worksheet cần xoá, chọn Deletetừ thực đơn vừa xuất hiện: • Sao chép Worksheet: • Nhấn phím Ctrl, bấm chuột trái vào Worksheet cần sao chép, giữ, kéo dê đến vị trí mới rồi nhả chuột để thực hiện Copy. • Di chuyển Worksheet: Bấm chuột vào Worksheet cần di chuyển, giữ, kéo dê đến vị trí cần di chuyển tới rồi nhả chuột.

  40. Chương 3: Định dạng và In bảng tính Bài 1: Định dạng bảng tính Bài 2: In bảng tính TRUNG TÂM TIN HỌC QDC -----o0o----- BIÊN SOẠN: BÙI VĂN DUNG

  41. Bài 1: Định dạng bảng tính Việc định dạng bảng tính bao gồm có 2 công việc: Định dạng ô và định dạng trang. • Định dạng ô (vào menu Format/Cells… ) • Định dạng trang (vào menu File / Page Setup... ) • Xoá toàn bộ định dạng ô đã làm TRUNG TÂM TIN HỌC QDC -----o0o----- BIÊN SOẠN: BÙI VĂN DUNG

  42. I. Định dạng ô (vào menu Format/Cells… ) Gồm có 5 mục định dạng chính: - Định dạng số - Căn chỉnh dữ liệu - Định dạng phông chữ - Kẻ bảng - Tô mầu nền 1. Định dạng số 2. Căn chỉnh dữ liệu 3. Định dạng phông chữ 4. Kẻ bảng 5. Tô mầu nền TRUNG TÂM TIN HỌC QDC -----o0o----- BIÊN SOẠN: BÙI VĂN DUNG

  43. 1. Định dạng số B1: Bôi đen vùng cần định dạng. B2: Vào Format / Cells, chọn thẻ Number, và chọn dạng thức của dữ liệu số tương ứng. Ta quan tâm tới các dạng thức thông dụng sau:           + General:Dạng tổng quát ( ngầm định) + Number: Các dạng thức của dữ liệu số thật sự + Currency: Các dạng thức của dữ liệu số có dùng đơn vị tiền tệ

  44. 1. Định dạng số (2) + Date: Các dạng thức của dữ liệu ngày. + Time: Các dạng thức của dữ liệu giờ. + Text: Kiểu sâu kí tự + Custom: Cho phép lựa chọn theo ý của người sử dụng VD1: Để nhập $125.000 thì: Bước 1: Nhập 125.000 Bước 2: Dùng Curency và chọn dạng $1,234.10 VD2: Để nhập số “1”  máy tính hiện “001” thì: Bước 1: Chọn những ô cần định dạng như trên Bước 2: Dùng Custom, và gõ vào hộp Typeở cửa sổbên phải số: 000 Xem hình Xem hình

  45. 2. Căn chỉnh dữ liệu B1: Bôi đen vùng cần căn chỉnh B2: VàoFormat/Cells...chọn thẻ Alignment, rồi thiết lập như sau: + Horizontal: Căn chỉnh theo chiều ngang. General: Dạng tổng quát ( ngầm định). Left: Căn trái. Center: Căn giữa Right: Căn phải. + Vertical: Căn chỉnh theo chiều đứng. Top: Căn trên Center: Căn giữa. Bottom: Căn dưới. + Orientation(Hướng chữ): bấm chuột vào hình vuông mầu đỏ, giữ, kéo dê để có hướng tùy ý rồi nhả chuột + Wrap Text: Xuống hàng khi nội dung vượt quá độ rộng của ô + Shrink to fit: tự động điều chỉnh nội dung hiển thị đủ trong ô. + Merge cells: Hòa nhập các ô đã chọn lại thành một ô  Thiết lập xong bấm OK

  46. 3. Định dạng phông chữ B1: Bôi đen vùng cần định dạng B2: VàoFormat/ Cells / chọn thẻFont B3:Thiết lập phông chữ như sau: + Font: Chọn phông chữ + Font style: Chọn kiểu chữ Regular: Chữ thường Italic: Chữ nghiêng Bold: Chữ đậm Bold Italic: Vừa đậm vừa nghiêng + Size: Cỡ chữ. + Underline: Các kiểu gạch chân + Color: Màu chữ + Superscipt: Chỉ số trên (X2) + Subscript: Chỉ số dưới (X2)  Thiết lập xong ChọnOK

More Related