1 / 24

Gói giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Việt Nam: Hiệu quả và những vấn đề đang đặt ra

Gói giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Việt Nam: Hiệu quả và những vấn đề đang đặt ra. Nguyễn Thắng Trung tâm Phân tích và Dự báo (CAF-VASS) Nguyễn Ngọc Anh Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN). Nội dung trình bày. Cập nhật tình hình

darrin
Download Presentation

Gói giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Việt Nam: Hiệu quả và những vấn đề đang đặt ra

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Gói giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Việt Nam: Hiệu quả và những vấn đề đang đặt ra Nguyễn Thắng Trung tâm Phân tích và Dự báo (CAF-VASS) Nguyễn Ngọc Anh Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN)

  2. Nội dung trình bày • Cập nhật tình hình • Xác định mục tiêu ưu tiên chính sách năm 2009 • Phân tích các gói giải pháp chống suy giảm kinh tế • Các vấn đề đặt ra

  3. I. Cập nhật diễn biến kinh tế Trên thế giới • Các thị trường chứng khoán đã ổn định hơn: Dow Jones 8000 • Giá dầu thô tăng trở lại và ở mức quanh 50 USD/thùng, giá vàng xuống dưới ngưỡng 900 USD/ounce • Điểm chính trong Kế hoạch Geithner: Lôi kéo khu vực tư nhân cùng Chính phủ mua lại tài sản độc hại: còn rất nhiều yếu tố bất định liên quan đến cuộc chơi của 3 bên: • Các ngân hàng: có tiếp tục ôm bom? • Các tổ chức đầu tư: đòi lợi tức 20% trở lên cho cuộc chơi • Người dân nộp thuê: đồng tiền xấp thì các tổ chức tài chính lợi, còn đồng tiền ngửa thì người đóng thuế thiệt • Hội nghị G-20: • IMF hưởng lợi • Tạo hiệu ứng tâm lý tích cực

  4. Cập nhật diễn biến kinh tế (tiếp theo) • Ở trong nước • GDP quí 1 tăng 3,1%: tăng trưởng dương song thấp hơn nhiều so với mức tiềm năng • Xuất khẩu, FDI giảm mạnh • Lạm phát thấp • Thị trường chứng khoán quay đầu tăng đáng kể, thị trường bất động sản đã có giao dịch gia tăng ở một số nơi

  5. Các nhóm bị ảnh hưởng ở Việt Nam

  6. Cập nhật chính sách mới • Chính phủ công bố gói kích cầu tiếp theo: (i) cho vay đầu tư mới; (ii) kích cầu khu vực nông thôn; (iii) giảm 50% thuế VAT đối với một số mặt hàng; (iv) giảm thuế trước bạ đối với ô tô • Tăng lương tối thiểu từ 1/5/2009 • Hạ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu

  7. II. Xác định mục tiêu ưu tiên chính sách cho năm 2009 II.1. Đặc điểm mang tính đặc thù của Việt Nam • Những đặc điểm bất lợi cho can thiệp chính sách chống suy giảm kinh tế • lạm phát ở Việt Nam trong 2 năm vừa qua cũng rất cao, gây tác động bất lợi về tâm lý mặc dù rủi ro lạm phát trong năm 2009 không lớn do cả hai nhóm yếu tố chi phí đẩy và cầu kéo đều đã đảo chiều • khác với Trung Quốc và một số nước khác ở Đông Nam Á, dư địa để Việt Nam thực hiện kích cầu khá hạn chế do tình trạng thâm hụt ngân sách và thương mại ở mức cao và kéo dài. • Những đặc điểm thuận lợi cho can thiệp chính sách chống suy giảm kinh tế • tỷ trọng đầu tư công ở Việt Nam thuộc loại cao trên thế giới, tuy cần phải giảm xuống trong trung và dài hạn, song thuận lợi đối với các can thiệp chính sách trong ngắn hạn do tạo điều kiện thuận lợi đối với các gói kích cầu dựa vào đầu tư công khá phổ biến • nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở cũng như bất động sản ở tất cả các phân khúc còn rất lớn

  8. II.2. Mục tiêu ưu tiên chính sách trong năm 2009 • Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong năm là duy trì việc làm nhằm đảo ngược vòng xoáy luẩn quẩn của suy giảm kinh tế, với mức lạm phát và mất cân đối vĩ mô (thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai) ở mức thấp nhất có thể • Để đạt được mục tiêu này, sẽ hữu ích nếu xác định được ngành có khả năng dẫn dắt quá trình phục hồi để trên cơ sở đó • xác định được những ưu tiên trong xây dựng chính sách • có chỉ báo về mức độ phục hồi nền kinh tế

  9. II.3. Ngành nào có khả năng dẫn dắt quá trình phục hồi? • Các tiêu chí của ngành dẫn dắt quá trình phục hồi: • Ít phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường thế giới • Dư địa cầu nội địa lớn • Có khả năng hấp thụ nhiều lao động phổ thông • Có hiệu ứng lan tỏa (backward linkages) đối với nền kinh tế cao thông qua sử dụng nhiều đầu vào sản xuất trong nước • Khả năng và mức độ tác động của các can thiệp chinh sách cao

  10. II.4. Các ngành trong ngăn chặn suy giảm và hướng tới phục hồi • Xây dựng: có khả năng đóng vai trò dẫn dắt quá trình phục hồi, là thông số chỉ báo quan trọng của quá trình này • Nông nghiệp: tấm chặn cuối cùng + cộng hưởng hiệu ứng phục hồi • Chế biến hướng thị trường trong nước: cộng hưởng hiệu ứng phục hồi (nếu được chính sách tỉ giá hợp lý che chắn hỗ trợ) • Thương nghiệp, dịch vụ: cộng hưởng • Vận tải, kho bãi: cộng hưởng

  11. III. Các gói giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế • Chính sách tiền tệ nới lỏng giúp tăng thanh khoản và giảm chi phí vốn là cần thiết những chưa đủ do chính sách tiền tệ đã đi gần đến giới hạn, bao gồm ngưỡng kỹ thuật và ngưỡng tác động • Kích cầu qua ngân sách (gói kích cầu), bao gồm việc tăng chi đầu tư vào hạ tầng cơ sở với sản phẩm đầu ra được Nhà nước “bao tiêu”, hay tăng chi thường xuyên hoặc giảm thuế giúp kích thích tiêu dùng tạo đầu ra cho doanh nghiệp là rất cần thiết

  12. Cơ cấu của gói kích cầu • Kích thích tiêu dùng của với người dân • Kích thích đầu tư của doanh nghiệp • Kích thích thông qua chi đầu tư của chính phủ

  13. Các nguyên tắc của gói kích cầu • Kịp thời. • Đúng đối tượng: người hưởng lợi có khuynh hướng chi tiêu cao với mỗi đồng nhận thêm được nhờ tác động của gói kích cầu, và có xu hướng sử dụng hàng hóa được sản xuất trong nước với hàm lượng đầu vào sản xuất trong nước cao. • Thực hiện trong ngắn hạn.

  14. Phân tích các gói kích cầu của Việt Nam

  15. Phân tích các gói kích cầu của Việt Nam (tiếp theo)

  16. Phân tích các gói kích cầu của Việt Nam (tiếp theo)

  17. Phân tích các gói kích cầu của Việt Nam (tiếp theo)

  18. Phân tích các gói kích cầu của Việt Nam (tiếp theo)

  19. Các chính sách bổ trợ khác • Quyết định tăng lương tối thiểu từ 1/5/2009 cũng góp phần kích cầu • Ưu tiên đưa vào thực hiện sớm các hạng mục sử dụng nhiều lao động và nhiều đầu vào sản xuất trong nước trong danh mục các dự án đầu tư phát triển đã được lên kế hoạch để thông qua đó tạo hiệu ứng lan tỏa giúp nhanh chóng kích hoạt lại nền kinh tế • Chính sách tỷ giá cần linh hoạt hơn nữa cho phù hợp với thị trường, giúp tránh không để đồng tiền Việt Nam bị định giá cao, qua đó vừa giúp các doanh nghiệp xuất khẩu và cạnh tranh với nhập khẩu có vũ khí cạnh tranh quốc tế sắc bén, vừa giúp nền kinh tế có chiếc van an toàn hoạt động hiệu quả trong việc giảm bớt sức ép lên cán cân thanh toán liên quan đến việc mở rộng chính sách tài khóa và nới lỏng chính sách tiền tệ. • Thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu • Đẩy mạnh cải cách hành chính để tăng thu hút đầu tư

  20. Làm gì để kích hoạt ngành xây dựng giúp dẫn dắt và đẩy nhanh quá trình phục hồi? • Nhà nước: • Đẩy nhanh đầu tư công vào các dự án hạ tầng sử dụng nhiều lao động và góp phần giải tỏa nút cổ chai của tăng trưởng • Đẩy mạnh cải cách thủ tục nhằm hạ chi phí giao dịch nhằm khuyến khích vốn của khu vực tư nhân tham gia mạnh vào xây dựng bất động sản giúp hạ giá sản phẩm và kích hoạt lại thị trường bất động sản • Nhanh chóng đưa vào thực hiện thuế tài sản và đẩy mạnh thu hồi đất với những dự án treo nhằm chống đầu cơ, tăng thêm quĩ đất phục vụ xây dựng bất động sản • Khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho các doanh nghiệp xây dựng bất động sản (developer) làm ăn hiệu quả vay để tăng mạnh nguồn cung, qua đó kích hoạt ngành xây dựng sử dụng nhiều lao động và đầu vào sản xuất trong nước. • Có những kỹ thuật để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong các dự án phải đấu thầu quốc tế

  21. IV. Các vấn đề đang đặt ra • Lạm phát: tuy lạm phát hiện nay thấp song kỳ vọng về lạm phát dễ dàng thay đổi do chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài kháo mở rộng cùng sức ép lên cán cân thanh toán và tỉ giá đang gia tăng. Bởi vậy nên không quên thiết kế phương án “lui binh” (exit strategy) để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng hình chữ V • Thâm hụt tài khóa ở mức 8% GDP là lớn vì còn phải tính những khoản nghĩa vụ ở ngoài bảng cân đối tài sản (off-balance sheet liabilities) trong bối cảnh kinh tế suy giảm. Huy động nguồn vốn trang trải khoản thâm hụt này không đơn giản • Bởi vậy nên cần có cơ chế giám sát để đảm bảo các gói giải pháp thực hiện thực sự hiệu quả

  22. Về giám sát thực hiện gói kích cầu • Với nội dung đa dạng và qui mô tương đối lớn, gói kích cầu cần được sự giám sát rộng rãi của xã hội, từ các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, đến bản thân người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp • Thông tin về các cấu phần của gói kích cầu, đối tượng thụ hưởng, phương thức thực hiện cụ thể v.v… cần được công bố rộng rãi, để toàn bộ xã hội có thể tham gia vào việc giám sát, đặc biệt với những cấu phần liên quan đến an sinh xã hội. • Với một số cấu phần quan trọng có thể cân nhắc thiết lập các đường dây nóng để người dân và doanh nghiệp tham gia hiệu quả hơn vào quá trình giám sát. • Các cơ quan chuyên môn (Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia v.v…) tập trung giám sát vĩ mô các cán cân vĩ mô lớn cũng như những biến chuyển của nền kinh tế toàn cầu để kịp thời báo cáo Chính phủ và Quốc hội có những điều chỉnh chính sách kịp thời. • Ngân hàng Nhà nước tập trung giám sát những khoản cho vay ưu đãi lớn dành cho các doanh nghiệp thâm dụng vốn để đảm bảo các khoản vay được sử dụng hiệu quả, tạo thêm việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua giảm giá sản phẩm để tạo hiệu ứng lan tỏa đối với nền kinh tế.

  23. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

More Related