1 / 25

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2010 TẠI BỆNH VIỆN BÀ RỊA

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2010 TẠI BỆNH VIỆN BÀ RỊA. Căn cứ công văn số 82/KH-SYT ngày 10/12/2010 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc tổ chức hội thảo công tác điều trị sốt xuất huyết ngành y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2010.

dannon
Download Presentation

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2010 TẠI BỆNH VIỆN BÀ RỊA

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2010 TẠI BỆNH VIỆN BÀ RỊA

  2. Căn cứ công văn số 82/KH-SYT ngày 10/12/2010 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc tổ chức hội thảo công tác điều trị sốt xuất huyết ngành y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2010. Được sự phân công của Ban Tổ chức, bệnh viện Bà Rịa xin báo cáo kết quả điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết năm 2010 như sau:

  3. Trong những năm qua bệnh sốt xuất huyết luôn được Ngành y tế cả nước quan tâm vì tần suất mắc bệnh cao, khả năng lan thành dịch và tính nghiêm trọng của bệnh. Theo chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, bệnh viện Bà Rịa luôn xác định việc triển khai tốt công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác khám chữa bệnh tại Đơn vị nhằm hạn chế tới mức tối đa tỷ lệ tử vong. Các mục tiêu cụ thể trong công tác điều trị sốt xuất huyết tại bệnh viện phải đạt được là:

  4.  Tăng cường công tác chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. Hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng và tỷ lệ tử vong. Hỗ trợ chuyên môn cho các Đơn vị y tế tuyến dưới trong các trường hợp bệnh nặng, có biến chứng và khi có dịch xảy ra.

  5. Nhận thức được những thách thức và tầm quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh sốt xuất huyết, từ đầu năm 2010 bệnh viện Bà Rịa đã nhanh chóng triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết tại Đơn vị và kế hoạch hỗ trợ chuyên môn giữa các cơ sở y tế trong tỉnh và các bệnh viện tuyến trung ương. Trong một năm qua, bệnh viện đã đạt được những kết quả như sau:

  6. I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN: 1. Công tác tổ chức: a) Triển khai các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống sốt xuất huyết tại bệnh viện Bà Rịa bao gồm:

  7. - Lập kế hoạch số 58/KH-BVBR ngày 06 tháng 04 năm 2010 triển khai công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Theo đó các khoa trọng điểm như khoa CCTH, Nội, Nhi, Nhiễm, HSCC, TTCĐYK luôn chú trọng công tác tổ chức tiếp nhận, thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. Đảm bảo dự trù đầy đủ thuốc, dịch truyền (điện giải, đa phân tử), phương tiện xét nghiệm, máu và các chế phẩm máu, y cụ phục vụ công tác điều trị. Thành lập các tổ điều trị sốt xuất huyết người lớn và trẻ em tại bệnh viện nhằm đảm bảo tốt cho công tác điều tri tại bệnh viện và hỗ trợ cho tuyến dưới.

  8. - Lập kế hoạch số 110/KH-BVBR ngày 27 tháng 07 năm 2010 triển khai công tác hỗ trợ chuyên môn trong điều trị sốt xuất huyết tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Theo đó các Đơn vị y tế tuyến dưới và các bệnh viện luôn chủ động trong công tác điều trị sốt xuất huyết theo đúng phác đồ và quy trình, tổ chức tốt công tác hội chẩn giữa các tuyến. Thiết lập đường dây nóng đảm bảo thông tin liên lạc 24/24 về công tác hỗ trợ chuyên môn giữa các Đơn vị y tế trong tỉnh cũng như tuyến Trung ương. • - Lập kế hoạch số 45/KH-BVBR ngày 24 tháng 03 năm 2010 về việc triển khai lấy mẫu giám sát huyết thanh, phân lập virus

  9. b) Ngoài ra bệnh viện đã phối hợp với các bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, bệnh viện Nhi Đồng II tổ chức các buổi tập huấn sốt xuất huyết tại bệnh viện cho các Đơn vị y tế trong tỉnh về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết theo phác đồ của Bộ Y tế. Tổ chức bình bệnh án tại bệnh viện, bình bệnh án liên viện và phối hợp cùng Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tổ chức bình một số bệnh án để trao đổi học tập và rút kinh nghiệm trong công tác điều trị sốt xuất huyết.

  10. c) Tổ chức tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống sốt xuất huyết bằng nhiều hình thức như phát tờ rơi, phát thanh, phát hình, viết tin bài tuyên truyền. d) Cập nhật và báo cáo số liệu bệnh sốt xuất huyết hàng ngày, tuần, tháng chính xác, đầy đủ và kịp thời về TTYT Dự phòng theo đúng quy định.

  11. 2. Tình hình nhân lực trang thiết bị y tế: • - Các khoa phòng hiện có đủ giường bệnh, phòng điều trị, phòng cấp cứu để tiếp nhận và điều trị bệnh. Nhân lực Bác Sĩ và Điều Dưỡng đủ để tham gia điều trị bệnh nhân nặng. • - Có đủ máy giúp thở, máy NCPAP, máy quay HCT tại chỗ, máy chỉnh dịch truyền, máy bơm tiêm tự động và máy Đatascop theo dõi bệnh nhân. Thuốc men, dịch truyền, máu có tương đối đầy đủ (hiện chưa có dung dịch HES).

  12. 3. Công tác khám, chẩn đoán và điều trị: • - Tổ chức tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị tại các khoa CCTH, Nội, Nhi, Nhiễm, HSCC, TTCĐYK. • - Tổ chức hội chẩn khi có bệnh nặng, bệnh diễn biến phức tạp hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện Bà Rịa, bệnh viện Nhi Đồng I và bệnh viện Nhiệt Đới.

  13. - Bố trí đầy đủ các phương tiện điều trị sốt xuất huyết: Máy quay Hct tại chỗ, máy siêu âm tại giường, máy thở NCPAP. • - Triển khai đo huyết áp động mạch xâm lấn các trường hợp sốt xuất huyết có sốc. • - Trường hợp cần chuyển viện phải đảm bảo chuyển viện an toàn và cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình bệnh nhân.

  14. II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: - Tổng số mắc: Tính đến tháng 11/2010, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 796 trường hợp sốt xuất huyết, trong đó:

  15. Số cas sốc: 150 trường hợp, tỷ lệ 18,8% trong đó: . Trẻ em: chủ yếu, tỷ lệ 71% ; . Người lớn: tỷ lệ 29 %. Số chuyển viện: 05 trường hợp (trong đó có 03 tường hợp chuyển theo yêu cầu, 01 trường hợp chuyển viện nghi viêm tắc mạch và chèn ép khoang, 01 trường hợp chuyển viện vì rối loạn đông máu, suy gan). Số tử vong: 00 trường hợp.

  16. Số mắc sốt xuất huyết theo địa phương và độ tuổi:

  17. - Phân theo độ tuổi:

  18. Số mẫu bệnh phẩm phân lập vi rút và giám sát huyết thanh:

  19. - Nhận xét:  So với cùng kỳ năm ngoái tổng số trường hợp sốt xuất huyết tăng, số trường hợp sốc không tăng so với số mắc (năm 2009 có 281 trường hợp, trong đó 84 trường hợp sốc). Bệnh nhân sốt xuất huyết tại huyện Long Điền cao nhất (25%), kế đó là Bà Rịa (21%) và Tân Thành (18,7%).

  20. Số mắc bệnh ở người lớn chiếm 58,9%, tré em chiếm 41,1%. số cas sốc chủ yếu là ở trẻ em, chiếm 71% người lớn chiếm 28%. Các trường hợp bệnh đa số đến sớm, việc điều trị và theo dõi sát nên không có trường hợp nào sốc kéo dài . Qua liên hệ với TTYT Dự phòng, tất cả các mẫu huyết thanh xác định đều là type D1. Tử vong: Không có. Chuyển viện: 03 trường hợp theo yêu cầu, 01 trường hợp chuyển viện nghi viêm tắc mạch và chèn ép khoang, 01 trường hợp chuyển viện vì rối loạn đông máu, suy gan).

  21. III. Kinh nghiệm rút ra được trong công tác điều trị: • - Tổ chức tốt công tác điều trị và chăm sóc theo đúng hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết của Bộ Y tế về tiêu chuẩn chẩn đoán, chỉ định truyền dịch, theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt đối với những trường hợp nặng, diễn biến phức tạp. • - Thực hiện đúng chỉ đạo của Sở Y tế về phân tuyến điều trị sốt xuất huyết. • - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người dân chủ động phòng ngừa và phát hiện các dấu hiệu bệnh nặng.

  22. - Các Đơn vị y tế tuyến dưới cần chuyển bệnh đúng chỉ định và an toàn. • - Tổ chức tập huấn tốt trên địa bàn tỉnh nhằm giúp cho nhân viên y tế nắm vững kỹ năng về chuyên môn, hạn chế tình trạng bệnh nặng nề và diễn biến phức tạp, khó điều trị đối với những trường hợp điều trị không đúng. • - Tổ chức hội chẩn các trường hợp nặng trong tổ điều trị SXH tại Đơn vị, các trường hợp khó nên hội chẩn với các bệnh viện tuyến trung ương như BVNĐI, Bệnh viện Nhiệt Đới để tham khảo ý kiến .

  23. IV. Đề xuất: • - Trong nhiều năm qua rất ít ca SXH nặng như SXH thể não, thể suy gan, thận, suy đa cơ quan, XHTH số lượng lớn, sốc kéo dài. Cần học tập thêm kinh nghiệm tuyến trên do các Bác sĩ điều trị chưa có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các trường hợp này. Phương châm “ Không để bệnh nhân tử vong do SXH ” làm ảnh hưởng tâm lý các Bác sĩ khi điều trị các trường hợp SXH nặng, do đó các trường hợp kể trên có thể phải chuyển viện khi điều trị ban đầu tạm ổn. • - Bổ sung dung dịch HES.

  24. Thanks For Listening THE END 25

More Related