1 / 19

Sự can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực truyền thông

Sự can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực truyền thông. Kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học chuẩn tắc (ought to be) và kinh tế học thực chứng (what is). Khuyết tật của thị trường (market failure)

coy
Download Presentation

Sự can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực truyền thông

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Sự can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực truyền thông

  2. Kinh tế học chuẩn tắc • Kinh tế học chuẩn tắc (ought to be) và kinh tế học thực chứng (what is). • Khuyết tật của thị trường (market failure) • Kinh tế học chuẩn tắc: phải làm sao đó để có các hiệu quả kinh tế như mong muốn (phân bổ hiệu quả, làm sao có lợi nhất cho xã hội) >>> Nhà nước nên can thiệp khi thị trường gặp trục trặc để đảm bảo hiệu suất phân bổ sử dụng tài nguyên.

  3. 3 lí do dẫn đến khuyết tật thị trường • Có các ngoại ứng • Có nhu cầu bảo hộ hàng hoá công • Có hiện tượng độc quyền

  4. Các ngoại ứng • Ngoại ứng là chi phí hoặc lợi ích phát sinh từ một giao dịch kinh tế có ảnh hưởng ngoài dự kiến đến một đối tượng thứ ba. Ngoại ứng có thể phát sinh trong khâu sản xuất hoặc khâu tiêu thụ các loại hàng hoá, dịch vụ.

  5. Chi phí ngoại ứng • MSC>MPC • Chủ yếu phát sinh do ô nhiễm, đòi hỏi việc giảm sản lượng để bảo tồn lợi ích xã hội. • VD: Phim ảnh nhiều cảnh bạo lực có khả năng khiến cho người xem, nhất là trẻ em, trở nên vô cảm với bạo lực, hình dung về một xã hội bạo lực nhiều hơn mức thực tế, hoặc thậm chí trở nên bạo lực. Hiệu ứng này xảy ra ngoài mong muốn của nhà sản xuất và nhà quảng cáo, vì họ nhắm đến đối tượng 18 tuổi trở lên.

  6. Lợi ích ngoại ứng • MSB>MPB • Do R&D >>> công nghệ mới, quy trình sản xuất mới, sản phẩm mới • VD1 (khâu sản xuất): Các đài truyền hình dịch vụ sự nghiệp công là một lò đào tạo người dẫn chương trình, phóng viên và biên tập viên rất tốt cho cả nước Mỹ. Những người này về sau có thể rẽ sang làm cho truyền hình tư nhân. • VD2 (khâu tiêu thụ): Xem các chương trình truyền hình và phim có khả năng giúp nâng cao nhận thức của người dân về tình hình thời sự trong, ngoài nước. Phim nội và các chương trình dành cho thiếu nhi cũng có tác dụng củng cố các đặc trưng văn hoá một dân tộc.

  7. Chính sách của nhà nước • Áp thuế trên từng đơn vị bán nếu có chi phí ngoại ứng • Có thể thu phí hoặc đấu thầu hạn mức ô nhiễm • Ko dễ áp thuế trong lĩnh vực truyền trông. • Đánh thuế và hạn mức nhập khẩu phim ngoại. • Làm sao đánh thuế các chương trình bạo lực hay hở hang?

  8. Hỗ trợ khi có lợi ích ngoại ứng • Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí cho các chương trình truyền hình được xem là có lợi cho xã hội như các chương trình dành cho thiếu nhi, văn hoá, giáo dục. • Mức độ hỗ trợ phải tương xứng, nhưng ko dễ mà đo lường lợi ích ngoại ứng của một chương trình truyền thông.

  9. Nhà nước định chuẩn: các nhà làm luật về truyền hình: • đưa ra các tiêu chuẩn để xác định mức độ bạo lực và hở hang trên truyền hình • đặt ra các quy định ràng buộc về mặt nội dung, chẳng hạn như các nhà đài phải dành một thời lượng nhất định cho tin tức, phim tài liệu, chương trình truyền hình dành cho trẻ em, phim trong nước.

  10. Tình trạng tiến thoái lưỡng nan • Nhà nước ra các luật về quyền sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như bảo hộ bản quyền và đăng ký bằng sáng chế, để khuyến khích các phát kiến R&D mới có lợi cho xã hội. • Tuy nhiên, các luật này sẽ làm chậm quá trình khuếch tán các sáng kiến, kĩ thuật và kiến thức mới, và cũng khiến cho mức giá luôn ở mức cao. • Vấn đề ăn cắp bản quyền/ “xài chùa”: lợi hay ko lợi? cho ai?

  11. Hàng hoá công • 2 thuộc tính: • Không đụng chạm quyền lợi của ai (nonrivalry). VD: các chương trình truyền hình • Không loại trừ ai (nonexcludability). VD: các nghiên cứu cơ bản, các dịch vụ truyền hình off-air (phát trên các làn sóng tự do), các nội dung đăng tải trên Internet... • Hàng hoá hỗn hợp: có thuộc tính này mà ko có thuộc tính kia (phim chiếu rạp) • Ai sẽ là người cung cấp hàng hoá và dịch vụ công? Nhà nước, tư nhân, cộng đồng hay cả ba?

  12. Khu vực công • Các đài PSB tầm cỡ quốc gia: vai trò của nhà nước trong việc quyết định mức sản xuất và mức hỗ trợ tài chính cho các đài này từ nguồn thuế (hoặc từ việc thu phí sử dụng TV, radio). • Để các cơ quan nhà nước, và các công ty cổ phần do công chúng sở hữu cung ứng các loại hàng hoá và dịch vụ này. • Phát tán các thông tin trên WWW miễn phí giống mô hình thư viện cộng đồng, lấy nguồn tài trợ từ các tổ chức từ thiện hoặc các tổ chức cộng đồng khác (ko dính đến quảng cáo). • VD: việc thành lập các đài PTTH của công chúng ko vì mực đích lợi nhuận (PBO) như BBC của Anh, ABC của Úc. • Hiện nay, phân tích chi – phí lợi nhuận trong việc thành lập PBO rất khó nên các chính phủ chuyển qua hỗ trợ cho từng chương trình cụ thể.

  13. Khu vực tư • Vấn đề “xài chùa” • Cơ chế thị trường trong lĩnh vực truyền thông đã sản sinh ra rất nhiều loại hàng hoá, dịch vụ công như off-air, các nội dung số hoá như phần mềm máy tính, video, audio, animation, hình ảnh, văn bản. Nhưng nếu như cung cấp miễn phí thì các công ty truyền thông thu lợi nhuận từ đâu? • Gắn việc cung cấp các loại HH-DV này với quảng cáo, một loại hàng hoá tư có liên quan. • VD: bán quảng cáo 30s xen kẽ trong các chương trình truyền hình; các quảng cáo banner chạy trên các trang mạng.

  14. Hiện tượng độc quyền • QM<QPC >>> PM>PPC • Đề ra các luật về cạnh tranh (luật chống độc quyền) • Hiện tượng bắt tay làm giá và giảm sản lượng phải bị coi là phi pháp. • Hiện tượng mua bán sáp nhập các công ty phải được xem xét kĩ từng trường hợp. VD: AOL-Time-Warner • Trong trường hợp độc quyền tự nhiên, nhà nước phải định ra các quy định giới hạn sự thay đổi về giá, sản lượng, sản phẩm và việc tiến vào thị trường.

  15. Sự thất bại của chính phủ • nếu các chi phí cho việc can thiệp lớn hơn lợi ích cần nhắm đến, chẳng hạn việc đưa chính sách trợ giá vào thực tế có thể hư hao trên đường đi. • do có những hiệu quả đa chiều, nhà nước ko phải lúc nào cũng nên can thiệp để khắc phục các khuyết tật của thị trường.

  16. Kinh tế học thực chứng • Quan tâm điều gì đang diễn ra trong nền kinh tế, chứ ko phải đưa ra giải pháp. • Ba đối tác chịu trách nhiệm xác định những gì thuộc về lợi ích của công chúng: • Các chính trị gia • Cử tri • Cơ quan công quyền • Tuy nhiên, về mặt kinh tế, họ vẫn theo đuổi các lợi ích tự thân. • Các chính trị gia: tái đắc cử • Cử tri: lợi ích của họ trong tiêu dùng và sản xuất • Cơ quan công quyền: lương, thưởng, cơ hội thăng tiến

  17. Thuyết lợi ích của công chúng(Public Interest Theory) • Học thuyết này mô tả tình trạng ba bên, chính trị gia, cơ quan công quyền, và cử tri đều đồng thuận rằng tất cả sẽ có lợi nếu như các nguồn tài nguyên được phân phối hiệu quả. • Thuyết này dự đoán nhà nước sẽ thực hiện các hình thức can thiệp dựa trên việc phân tích chi phí – lợi ích. Nghĩa là: đánh thuế, lập ra các chuẩn mực khi có chi phí ngoại ứng; trợ giá cho hàng hoá công để đảm bảo đủ dùng cho tất cả; duy trì tính cạnh tranh bằng cách định ra luật chống độc quyền, và quản lý chặt các công ty độc quyền tự nhiên.

  18. Thuyết lợi ích của các nhóm cụ thể(Capture theory) • Thuyết này phát biểu rằng sự can thiệp của nhà nước nhằm mục đích thoả mãn lợi ích kinh tế của các nhóm cụ thể, chẳng hạn các nhà sản xuất hoặc liên đoàn lao động. • Thuyết này được ứng dụng khi giải thích hiện tượng các nhà làm luật bị những người trong giới kinh doanh sản xuất “nắm thóp”. • Các nhóm lợi ích sẽ luôn vận động hành lang để có được chính sách phù hợp nhất cho lợi ích của nhóm mình.

  19. VD • Lĩnh vực truyền hình ở Mỹ là lĩnh vực bị quản lý chặt chẽ nhất trong số nhóm ngành văn hoá. Lý thuyết nào giải thích việc này? • PIT giải thích việc khuyến khích các chương trình giúp sản sinh ra lợi ích ngoại ứng • CT giải thích việc một số nhà nước trì hoãn việc cấp phép cho các phương tiện truyền thông mới (như truyền hình vệ tinh ở Canada) vì bị điều khiển bởi giới truyền thông lâu đời.

More Related