1 / 102

VIÊM HỆ THỐNG XOANG TRƯỚC: GIẢI PHẪU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

VIÊM HỆ THỐNG XOANG TRƯỚC: GIẢI PHẪU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ. CHUYÊN ĐỀ MŨI XOANG BS.LÊ THANH TÙNG. ĐẶT VẤN ĐỀ.

comfort
Download Presentation

VIÊM HỆ THỐNG XOANG TRƯỚC: GIẢI PHẪU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. VIÊM HỆ THỐNG XOANG TRƯỚC: GIẢI PHẪU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ CHUYÊN ĐỀ MŨI XOANG BS.LÊ THANH TÙNG

  2. ĐẶT VẤN ĐỀ • Viêm mũi xoang là một bệnh lý thường gặp ở nước ta và có tác động to lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng. Số liệu điều tra sức khoẻ trong nước cho thấy tỉ lệ viêm xoang ở người Việt Nam là 2-5% dân số. • Viêm mũi xoang ảnh hưởng 14% dân số ở Mỹ (30 triệu người),với chi phí ước tính khoảng 2,4 tỉ đô la mỗi năm. Sự gia tăng của bệnh viêm mũi xoang trong vòng 10 năm trở lại đây đó là do sự gia tăng ô nhiễm môi trường, sự mở rộng của các đô thị, và sự gia tăng hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn.

  3. ĐẶT VẤN ĐỀ (TT) • Ngày nay nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là nội soi mũi xoang và kỹ thuật vi quay phim đã cung cấp những hiểu biết mới về sinh lý mũi xoang và cơ chế bệnh sinh của viêm xoang làm cơ sở cho việc điều trị và phẫu thuật nội soi chức năng xoang. • Khi có các bất thường về giải phẫu của các cấu trúc thuộc phức hợp lỗ ngách sẽ dẫn đến tắc dẫn lưu ở khe mũi giữa đưa đến tình trạng viêm hệ thống xoang trước. • Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus và một số loại vi khuẩn kỵ khí khác là những tác nhân hàng đầu gây viêm mũi xoang mạn tính.

  4. ĐẶT VẤN ĐỀ (TT) • Viêm mũi xoang mạn là tình trạng viêm nhiễm tại xoang kéo dài trên 3 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa tối đa; hoặc là tình trạng viêm nhiễm tái phát trên 6 lần trong năm kèm theo có bất thường trên X-quang, CT- Scan. • Viêm mũi xoang mạn tính nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngày nay, với sự hỗ trợ của CT-Scan và nội soi mũi xoang, việc chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính được chính xác và dễ dàng hơn. Qua đó chúng ta có thể xây dựng một phác đồ điều trị chi tiết thích hợp cho từng bệnh nhân.

  5. ĐẶT VẤN ĐỀ (TT) • Các nguyên tắc điều trị viêm mũi xoang là làm giảm triệu chứng,kiểm soát nhiễm trùng, điều trị bệnh nền và bất thường cơ thể học. Điều trị nội khoa viêm mũi xoang là lựa chọn đầu tiên trước khi quyết định phẫu thuật.[3] • Tuỳ theo nhóm xoang bị viêm, tuỳ theo thể địa, bệnh cảnh lâm sàng của viêm xoang mạn tính có nhiều hình thái khác nhau. Trong phạm vi chuyên đề nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến viêm hệ thống xoang trước là hệ thống gồm các xoang được dẫn lưu vào khe giữa với mục tiêu sau: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và hướng điều trị viêm hệ thống xoang trước mạn tính.

  6.  GIẢI PHẪU HỆ THỐNG XOANG TRƯỚC VÀCÁC PHẦN LIÊN QUAN 1.1. Sơ lược bào thai học Các xoang mặt là các hốc phụ của mũi phát triển vào các xương sọ, mặt. Ngay thời kỳ đầu của bào thai các tế bào sàng đã xuất hiện rồi phát triển dần vào các xương. • Phát triển vào xương sàng tạo thành hệ thống xoang sàng trước và sau • Phát triển vào xương hàm trên tạo thành xoang hàm • Phát triển vào xương trán tạo thành xoang trán • Phát triển vào xương bướm tạo thành xoang bướm

  7. 1.2. Niêm mạc mũi xoang Niêm mạc xoang liên tiếp với niêm mạc hốc mũi, là biểu mô đường hô hấp 1.2.1 Biểu mô • Lớp biểu mô nằm trên màng đệm và màng đáy. • Biểu mô trụ giả tầng được tạo bởi 4 loại tế bào chủ yếu:trụ có lông chuyển, trụ không lông chuyển, tế bào đài và tế bào đáy. Đây là kiểu niêm mạc che phủ 2/3 lớp niêm mạc trong mũi. Các tế bào biểu mô có chức năng bảo vệ đường hô hấp nhờ hệ thống dẫn lưu nhầy - lông chuyển. Có đến 80% số tế bào biểu mô là tế bào trụ có lông chuyển.

  8. 1.2. Niêm mạc mũi xoang (tt) • Các lông chuyển: Nằm trên tế bào trụ . Kích thước lôngchuyển là 0,3µm đường kính và dài khoảng 7 – 10µm; mỗi tế bào chứa khoảng 100 lông chuyển. Một lông chuyển được cấu tạo bởi nhiều ống chuyển Tần số quét của ống chuyển là 1000 lần/phút. Mỗi chu kỳ gồm hai pha: pha nhanh về phía trước (pha hiệu quả) và pha quét chậm (pha hồi phục).

  9. 1.2. Niêm mạc mũi xoang (tt) • Tế bào đài hay tế bào tiết nhầy Tế bào đài tiết ra acid mucin. Điều hoà sự bài tiết nhầy và đảm bảo độ nhớt dịch tiết là yếu tố quan trọng của hoạt động nhầy - lông chuyển. • Tế bào đáy Là nguồn tế bào sẽ biết hoá thành các tế bào của niêm mạc nhầy lông chuyển.

  10. Cấu tạo niêm mạc mũi xoang

  11. 1.2. Niêm mạc mũi xoang (tt) • 1.2.2. Các tuyến tiết Có 3 loại tuyến tiết thanh dịch, dịch nhầy và hỗn hợp. Các tuyến hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh phó giao cảm. • 1.2.3. Lớp dịch nhầy Lớp dịch nhầy tạo thành một lớp mỏng bao phủ trên toàn bộ niêm mạc mũi xoang là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chuyển hoá và sinh học. • Gồm 2 lớp:

  12. 1.2. Niêm mạc mũi xoang (tt) • Lớp dưới: mỏng, dạng dịch (sol), có lông chuyển ngâm trong đó nên được gọi là dịch gian lông chuyển. • Lớp trên: dày hơn, dạng nhầy (gel), có tính nhớt và đàn hồi, năm trên lớp dịch ở đầu mút các lông chuyển, tạo nên sức căng bề mặt cho lớp dịch gian lông chuyển.Các lông chuyển hoạt động sẽ đẩy lớp dịch nhầy chuyển dịch dần theo hướng đập nhanh của lông chuyển.

  13. 1.2. Niêm mạc mũi xoang (tt) Lớp dịch nhầy có khả năng thay đổi pH rất nhanh để trở về trị giá pH = 7 nhờ sự chuyển dạng của chất nhầy sang dịch hay ngược lại. Ngoài việc quyết định khả năng dẫn lưu quá trình thanh thải của hệ lông – nhầy, nó còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc như làm vô hiệu hoá vi khuẩn, virus, nấm hay trung hòa các chất hoá học.

  14. 1.3. Vị trí giải phẫu các xoang 1.3.1. Giải phẫu xoang hàm : Xoang hàm còn có tên là hang Highmore, nằm trong xương hàm trên, có hình tháp tam giác mà đáy ở trong, đỉnh là gò má.Xoang hàm gồm có 4 thành và 4 bờ. Thành của xoang hàm được lót bởi niêm mạc kéo dài từ niêm mạc hốc mũi . • Thành trên là sàn của hố mắt, trong thành này có dây thần kinh dưới hố mắt. Khi vỡ có thể cơ và các mô trong ổ mắt thoát vị vào xoang hàm gây kẹt nhãn cầu và song thị • Thành trước là hố nanh, có lỗ dưới ổ mắt. Hố nanh là nơi mở vào xoang hàm trong phẫu thuật xoang kinh điển hoặc nội soi xoang hàm

  15. 1.3. Vị trí giải phẫu các xoang (tt) • Thành sau liên quan đến hố chân bướm hàm. Trong bề dày của xương có dây thần kinh răng hàm trên • Đáy xoang hàm tương ứng thành ngoài hố mũi (vách mũi xoang). ¾ trước liên quan đến khe mũi dưới, là vùng mở thông xoang hàm sang mũi trong phẫu thuật kinh điển ( Caldwel Luc ), 1/4 sau liên quan đến khe mũi giữa và ở đây có lỗ thông tự nhiên của xoang hàm vào hố mũi qua khe này. • Đỉnh của xoang ở về phía xương gò má.

  16. 1.3. Vị trí giải phẫu các xoang (tt) • Lỗ thông tự nhiên của xoang hàm trên thực tế là một ống nhỏ, có thể coi là một phần cấu trúc của mê đạo sàng. Trong tư thế bình thường, đầu để thẳng thì lỗ này nằm ở ¼ sau trên, tức ở góc cao của xoang. Do đó cơ chế dẫn lưu sinh lý của xoang hàm hoàn toàn không phải chỉ đơn thuần là dẫn lưu cơ học qua chỗ thấp nhất. Lỗ xoang hàm rộng khoảng 5-6mm, thông với hốc mũi qua vùng phức hợp lỗ nghách. Ngoài ra, có thể có một hoặc vài lỗ xoang phụ.

  17. 1.3. Vị trí giải phẫu các xoang(tt) 1.3.2 Giải phẫu xoang trán • Nằm trong chiều dày của xương trán, phía trong và trên ổ mắt. Xoang trán được hình thành khi trẻ lên 2 tuổivà phát triển hoàn toàn ở độ tuổi 15 - 20. Giới hạn của xoang trán : • Thành trước là mặt phẫu thuật tương ứng với cung lông mày và không vượt quá khuyết trên ổ mắt. Chiều dày khoảng từ 3-4mm.

  18. 1.3. Vị trí giải phẫu các xoang(tt) • Thành sau mỏng khoảng 1mm và tương ứng với màng não cứng và thuỳ trán nên còn gọi là thành sọ. Thành này có thể vỡ, lún, sập do chấn thương • Thành trong là vách ngăn giữa hai xoang trán • Đáy xoang trán thu hẹp lại để xuyên qua hệ thống các hốc sàng ở phía dưới và phía sau bằng ngách mũi trán, đổ vào khe giữa.

  19. Xoang hàm và xoang trán

  20. 1.3. Vị trí giải phẫu các xoang(tt) 1.3.3 Giải phẫu xoang sàng trước • Các thông bào sàng đầu tiên xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5, thứ 6. Ở trẻ sơ sinh, các thông bào này rất nhỏ. Đến 2-3 tuổi, thông bào sàng mới phát triển lên xương trán, tới 13-14 tuổi mới phát triển hoàn chỉnh. • Các xoang sàng trước còn gọi là các xoang của ngách mũi giữa, số lượng từ 4-8 tế bào và đều đổ thông vào ngách mũi giữa.

  21. 1.4. Một số cấu trúc giải phẫu liên quan đến phức hợp lỗ ngách • Mỏm móc: là một xương nhỏ hình liềm, có chiều cong ngược ra sau. Mỏm móc xuất phát từ xương sàng. Mỏm móc che khuất lỗ thông xoang hàm ở phía sau, đây là một mốc giải phẫu cơ bản để tìm lỗ thông và đi vào xoang hàm trong phẫu thuật nội soi mũi xoang. Mỏm móc có thể đi thẳng lên trên bám vào trần sàng, có thể dần cong ra phía ngoài, hoặc quặt vào trong để gắn vào cuốn giữa. Mỏm móc có thể có các dạng giải phẫu đặc biệt (quá phát, đảo chiều), gây chèn ép làm hẹp đường dẫn lưu của các xoang ở vùng khe bán nguyệt.

  22. Các vị trí bám của mỏm móc

  23. Khe bán nguyệt: là thuật ngữ do Zuckerkandl đặt ra để chỉ một khe nằm giữa bóng sàng và mỏm móc (còn gọi là khe bán nguyệt dưới). Khe bán nguyệt dưới có hình lưỡi liềm cong ra sau, phần dưới thu nhỏ lại thành hình phễu gọi là phễu sàng.Trong khe này có các lỗ dẫn lưu của hệ thống xoang hàm và xoang trán • Grunwald còn miêu tả khe bán nguyệt thứ 2 và đặt tên là khe bán nguyệt trên. Khe này nằm giữa bóng sàng và chân bám cuốn giữa. Khe này cũng có hình trăng khuyết và nằm hơi chệch về phía sau và trong của bóng sàng. Đi qua khe này ta có thể vào được xoang sàng sau. Trong khe này có lỗ dẫn lưu của hệ thống sàng trước .

  24. Các mốc giải phẫu qua nội soi

  25. Bóng sàng: bóng sàng để chỉ những tế bào khí hầu như không thay đổi và lớn nhất của phức hợp sàng trước, được tạo nên do sự tạo khoang khí của lá xương mỏng. Bóng sàng nằm ở phía sau trên mỏm móc, lồi ra như một phần hình cầu. Thành trước bóng sàng thẳng đứng theo mặt phẳng trán, góc trong dưới của bóng sàng là điểm an toàn để đột phá mở vào các xoang sàng trong phẫu thuật nội soi.

  26. Ngách trán: là đường dẫn lưu của xoang trán. Ngách trán nằm ở vị trí trước nhất và cao nhất của mê đạo sàng, có dạng khe hẹp nằm ở phần cao nhất của phễu trán. Thành trong của ngách trán là phần trên nhất và trước nhất của khe mũi giữa. Thành ngoài tạo nên bởi phần lớn là xương giấy. Thành sau của phễu trán được nhìn thấy rõ khi mặt trước của bóng sàng bám trực tiếp vàosàn sọ, đây là mốc giải phẫu quan trọng để tiếp cận vào lỗ thông xoang trán một cách an toàn nhất.

  27. Phễu sàng: là khoang thật, nằm giữa khe bán nguyệt dưới và phần trên của thành xoang hàm, phía trong phễu sàng là mỏm móc và phía ngoài phễu sàng là xương giấy. Về phía trên, phễu sàng có dạng chữ V ngược với đầu phễu sàng bít kín. Phía dưới phễu sàng tiếp xúc trực tiếp với mặt trước của bóng sàng và đổ trực tiếp vào khe bán nguyệt dưới.

  28. Agger nasi: Agger nasi là một tế bào sàng phát triển ở vùng trong xương lệ. Tế bào Agger nasi có các giới hạn: phía trước là mỏm trán xương hàm trên, phía ngoài là xương chính mũi, phía dưới ngoài là xương lệ, phía dưới trong là mỏm móc, phía sau trên là thành trước ngách trán. Tế bào Agger nasi đổ vào khe bán nguyệt, khi phát triển quá mức nó có thể làm hẹp ngách trán, ảnh hưởng đến sự dẫn lưu của xoang trán gây viêm xoang trán mạn tính hoặc tái phát.

  29. Thóp mũi: hay còn gọi là Fontanelle, là các vùng trên vách mũi xoang, chỉ có niêm mạc không có xương, thóp mũi nằm trên thành trong xoang hàm bao gồm: Fontanelle trước (ở phía trước dưới mỏm móc) và Fontanelle sau (ở phía sau trên mỏm móc). Các lỗ phụ xoang hàm nếu có thường nằm ở vùng Fontanelle. • Lỗ thông xoang hàm phụ: thường nằm ở vùng Fontanelle trước hoặc Fontanelle sau nơi thành trong xoang hàm chỉ có niêm mạc, không có xương. Lỗ thông phụ có thể là nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang mạn tính hoặc tái phát do hiện tượng “dẫn lưu vòng”

  30. 1.4. Một số cấu trúc giải phẫu liên quan đến phức hợp lỗ ngách • Phức hợp lỗ ngách (OMC: Ostiomeatal Complex) là tên gọi của vùng hẹp nằm trong khe mũi giữa. Phức hợp lỗ ngách là nơi tập trung của các đường dẫn lưu và thông khí của các xoang trước. Phức hợp lỗ ngách giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý bình thường và bệnh lý viêm xoang. Phức hợp lỗ ngách là “đường dẫn lưu chung cuối cùng” của các chất tiết ra từ các xoang trước (xoang hàm, xoang sàng trước và xoang trán). Phức hợp lỗ ngách tắc nghẽn sẽ gây phù nề, sung huyết, ứ đọng và nhiễm trùng; tình trạng viêm tại chỗ sẽ nhanh chóng lan rộng đến các xoang khác, gây nên viêm xoang mạn tính hoặc tái phát.

  31. 1.4. . Một số cấu trúc giải phẫu liên quan đến phức hợp lỗ ngách Phức hợp lỗ ngách được giới hạn bởi: • Phía ngoài: là xương giấy • Phía trong: là xương cuốn mũi giữa • Phía sau: là mảnh nền xương cuốn giữa

  32. Phức hợp lỗ ngách

  33. 1.4. Một số cấu trúc giải phẫu liên quan đến phức hợp lỗ ngách • Mặt dưới và trước của phức hợp lỗ ngách thông với hốc mũi.Phức hợp lỗ ngách là đường dẫn lưu chung của Agger nasi, phễu trán, ngách mũi trán, phễu sàng, bóng sàng và các tế bào sàng trước. Do đó, đây là vùng giải phẫu rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh viêm xoang và trong nguyên lý của phẫu thuật nội soi mũi xoang

  34. Khoảng cách ước tính từ gai mũi trước đến các mốc phẫu thuật NSMX Tổng hợp khoảng cách từ gai mũi trước đến các mốc phẩu thuật nội soi mũi xoang: a 40,82 ± 2,07 mm  GMT – Mỏm móc b 55,46 ± 2,82 mm GMT – Trần Sàng c49,08 ± 3,0 mm GMT – Mảnh nền Cuốn Giữa d 65,11 ± 3,41 mm GMT – Lỗ thông Xoang Bướm e  75,60 ± 4,54 mm GMT – Thành sau Xoang Bướm

  35. Khoảng cách trên ống hút

  36. 1.5 MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH 1.5.1 Mạch máu [4] Các mạch máu của mũi xoang gồm có : + Động mạch sàng trước và sau là nhánh của động mạch Mắt. +Động mạch khẩu cái lên. +Động mạch bướm khẩu cái. +Động mạch chân bướm khẩu cái (nhánh động mạch hàm). 1.5.2 Tĩnh mạch Các tĩnh mạch đi kèm động mạch, các tĩnh mạch tạo ra mộtmạng lưới mao mạch dày đặt ở dưới niêm mạc mũi xoang.

  37. 1.5.3 Mạch bạch huyết : • Mạch bạch huyết của mũi đổ vào các hạch ở sau và vào các hạch cảnh trên (thuộc nhóm hạch tĩnh mạch cảnh trong). • Mạch bạch huyết của mũi xoang còn đổ vào các hạch dưới hàm. 1.5.4 Dây thần kinh • Thần kinh khứu giác : gồm các sợi bắt nguồn từ các tế bào thụ cảm niêm mạc mũi ở tầng trên mũi, qua các lổ xương sàng và tận cùng ở hành

  38. 1.5.Mạch máu và thần kinh • Thần kinh cảm giác gồm: Các nhánh thần kinh mắt: + Các nhánh của thần kinh bướm khẩu cái, một nhánh của dây hàm trên. + Nhánh mũi trên (ngách mũi trên và sau). + Nhánh mũi khẩu cái (vách mũi và phần trước vòm miêng). + Nhánh khẩu cái (nghách mũi dưới, màn hầu và phần sau vòm miệmg). + Nhánh chân bướm khẩu cái (vòm mũi và vòm hầu). Riêng phần trước hốc mũi được chi phối bởi thần kinh mũi trong.

  39. 2. CHỨC NĂNG SINH LÝ XOANG [3] - Trước đây vai trò của xoang không được rõ ràng lắm người ta cho rằng các xoang mặt có những nhiệm vụ như : giảm bớt trọng lượng của khối xương mặt, cách âm đối với tiếng nói bản thân.. Ngày nay với nhiều tiến bộ trong nghiên cứu người ta nhận thấy xoang có những chức năng sinh lý sau: 2.1.Chức năng hô hấp Là chức năng cơ bản của mũi xoang: không khí khi qua mũi xoang sẽ được làm sạch, làm ấm và bão hoà hơi nước trước khi đến phổi. Khi chức năng này không hoàn chỉnh sẽ dẫn tới bệnh lý ở họng ,thanh quản và đường hô hấp dưới.Chức năng hô hấp bao gồm:

  40. CHỨC NĂNG HÔ HẤP(TT) • 2.1.1.Chức năng thông khí • Các luồng khí trong hốc mũi : Ở thì hít vào không khí đập vào đầu cuốn dưới và giữa tạo thành luồng khí đi dọc theo hành lang của các ngách cuốn, một phần nhỏ quét qua khe khứu để kích thích khứu giác. Không đi vào và đi ra cũng hình thành hai dòng xoáy không khí ở ngách giữa và ngách trên, tạo nên lực ly tâm đẩy những hạt bụi có đường kính > 5μm dính vào màng nhầy của niêm mạc, nhờ hoạt động của màng nhầy đẩy chúng xuống họng.

  41. CHỨC NĂNG HÔ HẤP(TT) + Sự trao đổi không khí trong xoang theo nghiên cứu của Boyle-Mariott thì không khí đi ra khỏi xoang ở đầu kỳ hít vào và cuối thì thở ra, không khí vào xoang ở cuối kỳ hít vào và đầu kỳ thở ra.Về mặt lý thuyết người ta cho rằng 1giờ là thời gian cần thiết để đổi mới toàn bộ không khí trong xoang. • Các đặc tính vật lý –hoá học của không khí trong xoang: + Nhiệt độ và độ ẩm : nhiệt độ trong xoang luôn ổn định,khoảng 36-37ºC,độ ẩm 98-100%. + Người ta nghĩ rằng có sự hấp thụ ôxy và đào thải cacbonic trong xoang theo cơ chế trao đổi tại chỗ.

  42. CHỨC NĂNG LÀM SẠCH • Không khí hít vào có các hạt, vật lạ hữu cơ và vô cơ, các hơi ,khí hoá chất,có độ pH toan hoặc kiềm cao, các vi sinh như virus, vi khuẩn, nấm. Mũi xoang có chức năng lọc khí để làm sạch khí thở vào tới mức tối đa bảo vệ cho cơ thể, cho đường hô hấp dưới + Bắt giữ: Lông mũi ở phần tiền đình mũi cản giữ các vật có kích thước lớn dịch nhầy của các tuyến tiết da hốc mũi bắt giữ lại và đẩy chúng ra lỗ mũi trước. Các hạt hữu cơ hay vô cơ lớn hơn 5μm theo luồng khí hít vào đập vào các thành vách ngăn , các cuốn mũi bị giữ lại hay rơi xuống ngay trong hốc mũi, cấu trúc các cuốn mũi tạo thành các chuyển động xoáy Proëtz có vai trò bắt giữ các hạt lớn ngay ở mũi.

  43. CHỨC NĂNG LÀM SẠCH Các hạt nhỏ hơn 5μmkhi luồng khí chạm vào các cuốn mũi thìđổi hướng chuyển động, sang chuyển động Brown, tiếp xúc với lớp nhầy phủ trên niêm mạc mũi, 95% các hạt này sẽ bị giữ lại trong lớp nhày này. + Trung hoà các hoá chất: Các hoá chất luôn có trong không khí như NO², SO², CO...Lớp nhầy(gel) chứa rất nhiều mucin có phân tử lớn nên giữ vai trò chính trong việc bắt giữ các hạt khí hay các hạt dạng lỏng. Dưới lớp nhầy (gel) là lớp dịch (sol) nhờ có sự luân chuyển giữa hai lớp này nên các hoá chất sẽ được trung hoà trong lớp dịch để trở nên vô hại.

  44. CHỨC NĂNG LÀM SẠCH + Điều hoà pH: tuỳ theo nồng độ kiềm toan của khí hít vào sẽ tạo phản ứng nhạy cảm của lớp dịch nhày : chuyển dạng từ nhầy sang dịch hay ngược lại nên làm thay đổi nhanh chóng độ pH để trở về pH = 7. +Vô hiệu hoá virus ,vi khuẩn : Nhờ lớp dịch nhầy có chứa nhiều globulin miễn dịch nên nó có khả năng vô hiệu hoá các virus ,vi khuẩn bị bắt giữ lại, trung hoà độc tố của chúng. Đây là chức năng miễn dịch thể dịch sẽ được nói đến ở phần sau.

  45. CHỨC NĂNG LÀM ẤM KHÔNG KHÍ • Niêm mạc mũi xoang có hệ thống mao mạch rất phong phú và nhạy cảm . Khi không khí lạnh được hít vào hốc mũi ,các mao mạch sẽ giãn nở rộng ra làm tăng lượng máu đến mũi để sưởi ấm luồng khí trước khi vào phổi. Các xoang luôn ở nhiẹt độ 37ºC cũng góp phần làm ấm không khí . Người ta đo được khi không khí qua mũi nhiệt độ sẽ được tăng lên đến khoảng 33ºC mặc dù nhiệt độ bên ngoài có thấp bao nhiêu. Ngược lại khi nhiệt độ đo bên ngoài cao hơn, các mao mạch co lại, dịch tiết làm mát luồng khi thở, để vẫn duy trì nhiệt độ bình thường Đây là một chức năng quan trọng đảm bảo cho các tế bào của đường hô hấp hoạt động bình thường.

  46. CHỨC NĂNG LÀM ẨM KHÔNG KHÍ • Khi không khí được hít vào tạo thành nhiều luồng nhỏ luồn lách và xoáy trong hốc mũi xoang, giữa các cuốn mũi và ngách mũi, gọi là chuyển động xoáy Proëtz. Trong chuyển động này, không khí được tiếp xúc với dịch mũi xoang chứa đến 95% nước. Tất cả dịch này thông qua niêm mạc mũi xoang làm ẩm không khi thở vào đến mức bão hoà (độ ẩm từ 95-100%).Sự làm ẩm không khí này đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của bộ máy hô hấp , đặc biệt là sự hoạt động của hệ thống lông nhầy đường hô hấp dưới.

  47. CHỨC NĂNG DẪN LƯU Dẫn lưu là hiện tượng tống ra khỏi mũi xoang các vật bị bắt giữ lại cùng với các chất tiết. Dẫn lưu ngoài yếu tố vật lý, chủ yếu phụ thuộc vào yêú tố sinh học của hệ thống lông nhầy. 2.2.1. Yếu tố vật lý : • Theo nguyên lý các vật có trọng lượng rơi từ cao xuống thấp và áp lực không khí tăng làm các vật di chuyển theo. Như vậy yếu tố vật lý chỉ có tác dụng chủ yếu khi xì mũi , ho ,hắt hơi...

  48. 2.2.2. Yếu tố sinh học : • Là vai trò chủ yếu của hệ thống lông nhầy và cũng là phương thức dẫn lưu thường xuyên, chủ yếu của mũi xoang. • Nhờ sự hoạt động nhịp nhàng của lông chuyển theo 2 pha : đập nhanh và chậm, làm cho lớp màng nhầybao phủ trên lông chuyển động nhịp nhàng như sóng biển hay gió lướt trên ruộng mạ. • Tốc độ chuyển động của lớp màng nhầy trung bình là 3-4mm/giây

  49. CHỨC NĂNG DẪN LƯU (TT) Dẫn lưu theo hệ thống lông nhầy được thực hiện bình thường với các điều kiện : • Nhiệt độ từ 23º ­- 40ºC • Độ ẩm từ 90 - 100% • Cân bằng các ion, chủ yếu ion K • pH khoảng 7 - 9 • Khi sự dẫn lưu này không được đảm bảo sẽ đưa đến tình trạng bệnh lý của mũi xoang. Có nhiều yếu tố tác động đến sự hoạt động của hệ thống lông chuyển

  50. CHỨC NĂNG DẪN LƯU (TT) • Các yếu tố vật lý: Nhiệt độ cao quá (>40ºC) hay thấp quá (<20ºC), độ ẩm quá thấp (<75%), pH quá kiềm hay toan, đặc biệt rối loạn cân bằng các ion K và Ca. • Các yếu tố cơ học cũng được biết đến : Các u, polyp ở mũi , xoang. Các dị hình ở mũi. Quá phát ,thoái hoá các cuốn mũi. • Các yếu tố sinh học đã được nghiên cứu: +Hoạt động của lông chuyển : Khi các lông chuyển hoạt động kém hay ngưng hoạt động cũng như sự thoái hoá, bong mà không phục hồi làm giảm hay không có tế bào lông chuyển sẽ ảnh hưởng lớn đến sự dẫn lưu +Lớp dịch nhầy : nằm trên các lông chuyển . Sự mất cân đối : tăng tiết dịch nhầy hay ngược lại đều cản trở sự dẫn lưu.

More Related