1 / 27

Tổng quát môn học

Tổng quát môn học. 1.1.Thống kê là gì?. Liên tưởng đến các vấn đề: Số lao động tại một doanh nghiệp Đồ thị biểu diễn các vấn đề kinh tế xã hội. 1.1.1. Lịch sử phát triển của thống kê. Tiếng latinh “statisticum collegium”, tiếng Anh “Council of state” là hội đồng chính quyền

clea
Download Presentation

Tổng quát môn học

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Tổng quát môn học

  2. 1.1.Thống kê là gì? • Liên tưởng đến các vấn đề: • Số lao động tại một doanh nghiệp • Đồ thị biểu diễn các vấn đề kinh tế xã hội

  3. 1.1.1. Lịch sử phát triển của thống kê • Tiếng latinh “statisticum collegium”, tiếng Anh “Council of state” là hội đồng chính quyền • Tiếng Ý “statista”, tiếng Anh là “Stateman” hay “Politician” là người làm cho chính quyền hay chính trị => Đáp ứng nhu cầu của chính phủ và các cơ quan quản lý. Ví dụ: tổng điều tra dân số

  4. 1.1.1. Lịch sử phát triển của thống kê • Các tổ chức và cá nhân sử dụng thống kê để tìm hiểu và ra quyết định • Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,y dược học, kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác • Thống kê được giảng dạy ở nhiều trường khối kinh tế xã hội

  5. 1.1.2.Khái niệm thống kê • Phân tích và trình bày dữ liệu, thiết kế nghiên cứu thử nghiệm, ra quyết định (Wyatt và Bridges,1967) • Phát triển và áp dụng các phương pháp, kỹ thuật trong việc thu thập, phân tích, và thảo luận-giải thích những dữ liệu sao cho dựa trên các dữ liệu quan sát được người ta có thể đưa ra các kết luận đáng tin cậy về một vấn đề nghiên cứu (Ngọc và Tươi,1974)

  6. 1.1.2.Khái niệm thống kê • Là việc thu thập , trình bày, phân tích và diễn giải các dữ liệu dưới dạng số (Croxton và ctg,1988) • Ngành cung cấp nhiều phương pháp hỗ trợ cho việc phân tích dữ liệu và ra quyết định (Groebner và ctg,2005)

  7. 1.1.2.Khái niệm thống kê => Thống kê là một nhánh của toán học liên quan đến việc thu thập, phân tích, diễn giải hay giải thích và trình bày dữ liệu

  8. 1.1.3. Phân loại thống kê • Thống kê mô tả: phương pháp sử dụng tóm tắt hoặc mô tả tập hợp dữ liệu • Thống kê suy diễn: là phương pháp mô hình hóa trên các dữ liệu quan sát để giải thích được những biến thiên “dường như” có tính ngẫu nhiên và tính không chắc chắn của quan sát và dùng rút ra các suy diễn về quá trình hay tập hợp được các đơn vị được nghiên cứu • Thống kê ứng dụng: là do thống kê suy diễn và thống kê mô tả tạo thành

  9. 2.1.Tổng quan về thống kê • Bắt đầu từ đối tượng cần nghiên cứu là một quá trình hay một tổng thể • Là một tổng thể: dân số của một quốc gia, hàng hóa do một doanh nghiệp sản xuất trong một thời kỳ nhất định • Là một quá trình được quan sát nhiều lần, dữ liệu thu thập từ loại “tổng thể” này gọi là chuỗi thời gian

  10. 2.1.Tổng quan về thống kê • Thường nghiên cứu trên một bộ phận tổng thể, gọi là mẫu • Dữ liệu phân tích thống kê theo hai mục tiêu: mô tả và suy diễn • Các công cụ của thống kê mô tả bằng dạng số hoặc đồ họa: trung bình cộng và độ lệch chuẩn, biểu đồ và đồ thị • Các công cụ của thống kê suy diễn: ước lượng,dự đoán, mô tả mối liên hệ

  11. 2.2.Các phương pháp nghiên cứu thống kê • Xem xét mối liên hệ nhân quả và đặc biệt là kết luận về ảnh hưởng của những thay đổi của những biến độc lập đến biến phụ thuộc • Có hai loại nghiên cứu thống kê nhân quả: nghiên cứu thử nghiệm (experimental studies) và nghiên cứu quan sát (observational studies)

  12. 2.2.Các phương pháp nghiên cứu thống kê • Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm: đo lường đối tượng nghiên cứu bằng cách thay đổi điều kiện của đối tượng và đo lường lại đối tượng với cùng một cách đo để xác định xem sự thay đổi được kiểm soát chủ động có làm thay đổi các giá trị đo đạc hay không • Phương pháp quan sát: không thực hiện điều khiển biến nguyên nhân có kiểm soát mà chỉ cần thu thập các dữ liệu cần nghiên cứu và khảo sát tương quan giữa biến nguyên nhân và kết quả

  13. 3.1. Một số khái niệm dùng trong thống kê • Tổng thể:là tập hợp các đơn vị (hay phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần nghiên cứu, thu thập và phân tích theo một hoặc một số đặc trưng nào đó • Đơn vị tổng thể: các đơn vị (hay phần tử) tạo thành tổng thể thống kê Ví dụ: Muốn tính chiều cao trung bình của sinh viên nam lớp Y? thì đơn vị tổng thể là gì?

  14. 3.1.Một số khái niệm dùng trong thống kê • Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần tử) mà ta có thể quan sát hoặc nhận biết được gọi là tổng thể bộc lộ • Tổng thể gồm các đơn vị tổng thể không thể trực tiếp quan sát hoặc nhận biết được gọi là tổng thể tiềm ẩn • Tổng thể bao gồm các đơn vị (hay phần tử) giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu gọi là tổng thể đồng chất • Tổng thể bao gồm các đơn vị (hay phần tử) không giống nhau ở những đặc điểm chủ yếu có liên quan mục đích nghiên cứu gọi là tổng thể không đồng chất

  15. 3.1.Một số khái niệm dùng trong thống kê • Tổng thể hữu hạn và tổng thể vô hạn =>khi xác định tổng thể cần giới hạn thực thể và giới hạn về thời gian và không gian tồn tại

  16. 3.2. Mẫu • Là một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung theo một phương pháp lấy mẫu nào đó

  17. 3.3. Tiêu thức thống kê • Là các tính chất quan trọng liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu và khảo sát, cần thu thập dữ liệu trên các đơn vị tổng thể • Tiêu thức thuộc tính : là tính chất của đơn vị tổng thể, không biểu hiện trực tiếp bằng các con số • Tiêu thức số lượng: là tính chất của đơn vị tổng thể, biểu hiện trực tiếp bằng các con số. Các trị số quan sát của tiêu thức này có thể lượng biến rời rạc hay lượng biến liên tục

  18. 3.3. Tiêu thức thống kê Ví dụ:chiều cao, giới tính, tình trạng hôn nhân,trọng lượng con người, năng suất làm việc, nghề nghiệp, loại hình doanh nghiệp,quy mô vốn của doanh nghiệp?Xác định tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng

  19. 3.3. Tiêu thức thống kê • Ví dụ: trọng lượng, số nhân viên trong một doanh nghiệp, chiều cao của sinh viên,tốc độ phát triển GDP, số môn thi lại của một sinh viên.Xác định lượng biến liên tục và lượng biến rời rạc?

  20. 3.3. Tiêu thức thống kê • Tiêu thức nhị phân ( thay phiên):Các tiêu thức chỉ có 2 biểu hiện và không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể Ví dụ tiêu thức giới tính

  21. 3.4. Chỉ tiêu thống kê • Chỉ tiêu khối lượng: là các chỉ tiêu biểu hiện qui mô của tổng thể • Chỉ tiêu chất lượng: là các chỉ tiêu biểu hiện tính chất, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh

  22. 4.Các loại thang đo • Thang đo định danh • Thang đo thứ bậc • Thang đo khoảng • Thang đo tỷ lệ

  23. 4.1. Thang đo định danh • Là thang đo dùng cho các tiêu thức thuộc tính Ví dụ: Tình trạng hôn nhân của anh/ chị/ ông/ bà 1.Có gia đình 2.Độc thân 3.Ly dị 4.Trường hợp khác

  24. 4. 2. Thang đo thứ bậc • Là thang đo được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính và đôi khi cũng được áp dụng cho tiêu thức số lượng Thu nhập của anh/chị/ông/bà hàng tháng: 1.< 3 triệu đồng 2.Từ 3-5 triệu đồng 3. >5 trđ

  25. 4.3.Thang đo khoảng • Là thang đo được sử dụng cho các tiêu thức số lượng và đôi khi cũng được áp dụng cho tiêu thức thuộc tính • Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các khoảng cách bằng nhau

  26. 4.3.Thang đo khoảng Rất không đồng ý rất đồng ý

  27. 4.4.Thang đo tỷ lệ • Là thang đo dùng cho tiêu thức số lượng

More Related