1 / 28

TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ

TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ. ĐỀTÀI. VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC. LỜI MỞ ĐẦU

bishop
Download Presentation

TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ

  2. ĐỀTÀI VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA

  3. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC LỜI MỞ ĐẦU Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học đều có phần mở đầu, mở đầu bài giảng là một trong những yếu tố có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh, tạo không khí hứng khởi cho các em khi bắt đầu vào bài học mới.

  4. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Mặt khác, hóa học là môn học thực nghiệm và có ý nghĩa rất quan trọng của khoa học đời sống hàng ngày, việc yêu thích và học tốt bộ môn này ở đa số học sinh phổ thông đang là vấn đề khó chung của ngành giáo dục và giáo viên dạy Hóa nói riêng.

  5. Muốn vậy, ngoài những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học phải có phương pháp trưyền đạt gây hứng thú để học sinh dễ lĩnh hội kiến thức hoá học. Đây là một trong những vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Vớimục đích góp phần làm cho HS học Hoá học dễ hiểu, thiết thực và lôi cuốn HS khi học môn Hoá học. Tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn chọn - thực hiện đề tài này: Đề tài “ VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC ” ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC

  6. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Đối với mỗi kiểu bài lên lớp, mỗi bài học cụ thể và thời gian cho phép, hình thức mở đầu có khác nhau. Bí quyết thành công ở đây là sự đa dạng và sáng tạo. Giáo viên đã mở bài bằng cách làm một điều gì khác thường hay bất ngờ khiến cho HS phải ngạc nhiên.

  7. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Quá trình thực hiện được linh động trong các kiểu mở đầu như sau: 1. Vào bài theo phương pháp kể chuyện 2. Vào bài theo phương pháp dẫn dắt logic 3. Vào bài bằng việc liên hệ thực tế 4. Vào bài theo phương pháp trực quan……

  8. 1. Vào bài theo phương pháp kể chuyện

  9. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC 1. Vào bài theo phương pháp kể chuyện: Với cách vào bài này, giáo viên đã kể một câu chuyện nhỏ và vui, rồi từ tình huống hay vấn đề trong câu chuyện để dẫn vào bài học.

  10. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC **Học bài mới: Sắt MỘT CHUYỆN TÌNH – CẢM ĐỘNG NHƯNG… Hồi đầu thế kỷ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới dạng huyết cầu tố (hemoglobin). Một sinh viên khoa Hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm minh chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh ta?

  11. Anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng… sắt nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ chính máu của mình! Cứ định kỳ lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học.

  12. Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái như một bằng chứng tình yêu bởi… nó chưa được làm xong thì chàng trai đã chết vì bị mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng chưa tới… 3g!   Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn rất nhớ câu chuyện này. Nhưng chẳng ai chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật là cảm động.

  13. Vậy: Sắt có trong hemoglobin của máu, sắt còn ở trạng thái nào trong tự nhiên, nó ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn và tính chất ra sao? Tìm hiểu bài SẮT ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC

  14. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC * *Ví dụ cụ thể minh họa: Học bài mới: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM Truyện kể trích: Nhà viết sử cổ đại Plini Bố có kể lại một sự kiện lý thú từng xảy ra gần hai ngàn năm về trước. Một hôm, một người lạ đến gặp hoàng đế La Mã Tibêri. Người đó mang tặng hoàng đế một cái chén do chính mình làm ra từ một thứ kim loại lấp lánh như bạc, nhưng lại rất nhẹ.

  15. Người thợ nói rằng, anh ta lấy được thứ kim loại mà chưa ai biết này từ đất sét. Có lẽ Tibêri ít khi bận tâm biết ơn ai, và ông ta sợ rằng, thứ kim loại mới với những tính chất tuyệt vời của nó sẽ làm mất hết giá trị của đống vàng và bạc đang cất giữ trong kho, nên vị hoàng đế này đã ra lệnh chém đầu người phát minh và phá tan xưởng của anh ta để từ đấy về sau không còn ai dám sản xuất thứ kim loại “nguy hiểm” ấy nữa.

  16. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Mãi đến thế kỷ XVI, tức là khoảng một ngàn năm trăm năm về sau, lịch sử của Kim loại này mới được ghi thêm một trang mới. Nhà vạn vật học đầy tài năng người Đức là P.A..T..B. F Hôhengây - người đã đi vào lịch sử với biệt danh là Paratxen, đã làm được điều đó. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của kim loại này. NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

  17. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Học bài: Sơ lược về Ni, Zn, Sn, Pb Kể chuyện về kim loại/Pb: Kẻ diệt trừ đế chế La Mã Ngỗng đã cứu thành La Mã - điều đó thì mọi người đã biết rồi. Những con ngỗng cảnh giác đã kịp thời phát hiện quân địch đến gần và lập tức báo tin nguy cấp bằng những tiếng kêu khản cổ. Lần này, người La Mã cổ xưa được bình an vô sự.

  18. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Tuy nhiên, đế chế La Mã về sau vẫn bị sụp đổ. Vậy thì cái gì là nguyên nhân sụp đổ đế chế từng hùng mạnh một thời ấy? Vì lý do gì mà đế chế La Mã bị diệt vong?

  19. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC “Đế chế La Mã cổ xưa đã bị đầu độc bằng chì” - một số nhà độc chất học người Mỹ và Canađa đã đi đến kết luận như vậy. Theo ý kiến của họ, việc sử dụng đồ đựng (bình, cốc, chén) bằng chì và các mỹ phẩm chứa các hợp chất của chì đã dẫn đến sự ngộ độc kinh niên và chết yểu của giới quyền quý La Mã. Người ta biết rằng, nhiều hoàng đế từng cai trị đế chế La Mã trong vài thế kỷ đầu công nguyên, tức là ở thời kỳ tồn tại cuối cùng của đế chế này, đã mắc chứng bệnh tâm thần nào đó.

  20. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Tuổi thọ trung bình của các ông trưởng thị tộc ở La Mã thời ấy thường không quá 25. Những người thuộc các đẳng cấp thấp nhất thì bị nhiễm độc chì ở mức độ ít hơn vì họ không có cốc chén bằng chì đắt tiền và họ không dùng mỹ phẩm. Nhưng họ cũng sử dụng ống dẫn nước do những người nô lệ La Mã làm ra, mà chúng ta đã biết, các ống đó đều được làm bằng chì.

  21. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Con người thì chết dần chết mòn, đế chế thì quặt quẹo. Lẽ tất nhiên, có lỗi trong đó không phải chỉ riêng chì. Còn có những nguyên nhân sâu xa hơn - về mặt chính trị, xã hội, kinh tế. Song dù sao vẫn có một phần sự thật trong lập luận của các nhà bác học Mỹ: khi tiến hành khai quật đã phát hiện thấy là hài cốt của người La Mã cổ đại chứa một lượng chì lớn.

  22. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Kể chuyện về kim loại/Sn:Cứng mà lại... mềm Năm 1910, nhà khảo sát địa cực người Anh, thuyền trưởng Rôbec Xcot đã trang bị cho một đoàn thám hiểm có nhiệm vụ đi đến Nam cực, nơi mà thời bấy giờ con người chưa đặt chân đến. Những vị du khách quả cảm này đã trải qua nhiều tháng ngày gian nan trên hoang mạc băng tuyết của lục địa Nam cực, họ còn để lại trên đường đi của mình những kho nho nhỏ chứa thực phẩm và dầu hoả dự trữ cho đường trở về.

  23. Song, tai họa chủ yếu đã chờ đợi họ trên đường trở về. Ngay tại kho trạm đầu tiên đã không còn dầu hoả nữa: các hộp sắt tây đựng dầu đã rỗng không. Những con người mệt mỏi, lạnh cóng và đói khát ấy không có gì để sưởi ấm, để nấu thức ăn. Vất vả lắm, họ mới lê bước được đến trạm tiếp theo, và ở đây cũng những cái hộp rỗng đã chờ đón họ: tất cả dầu hoả đều chảy hết. Không đủ sức chống đỡ với giá rét địa cực và những cơn bão tuyết dữ dội đang hoành hành ở Nam cực lúc đó, nên chẳng bao lâu, Rôbec Xcot và các chiến hữu của ông đã lần lượt bỏ mạng. Vậy do đâu mà dầu hoả biến mất một cách bí hiểm như vậy ? Tại sao cuộc thám hiểm đã được trù tính kỹ càng lại phải kết thúc một cách bị thảm như vậy ?

  24. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Nguyên nhân thật đơn giản. Các hộp đựng dầu hoả bằng sắt tây đã được hànbằng thiếc. Có lẽ các nhà thám hiểm đã không biết rằng, trong băng giá, thiếc bị “cảm lạnh”: lúc đầu thứ kim loại màu trắng lấp lánh này biến thành kim loại màu xám xịt, sau đó thì mủn ra thành bột. Hiện tượng này được gọi là “bệnh dịch của thiếc” và nó đã đóng vai trò định mệnh trong số phận của đoàn thám hiểm.

  25. KẾT LUẬN Đề tài này chỉ áp dụng trong phạmvi chương trình HÓA 12 – HK II.Thực tế, qua các lớp tôi dạy, tôi nhận thấy: bầu không khí lớp“nhẹ”hơn, gương mặt học sinh “tươi” hơn như trút được mệt mỏi,căng thẳng sau những phút truy bài đầu giờ để chuẩn bị tiếp thu bài học mới.

  26. ĐỀ TÀI: VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KẾT LUẬN: Trên đây là ĐỀ TÀI “VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC ” nhằm tạo không khí phấn khởi cho học sinh để chuẩn bị tiếp thu bài mới hiệu quả hơn. Chắc hẳn còn rất nhiều vấn đề mà tôi chưa phát hiện ra hết, mong qua đề tài này được quý Thầy Cô và các giáo viên tổ HÓA đóng góp, bổ sung để ngày càng phong phú hơn, sinh động hơn với bài giảng mới thông qua phần mở đầu.

  27. CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ

  28. CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ

More Related