1 / 45

KIỂM SOÁT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

KIỂM SOÁT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. DANH SÁCH NHÓM 3 B. 1.Nguyễn Công Luận 2.Phan Thị Minh Hằng 3.Nguyễn Hùng Vương 4.Nguyễn Hoàng Uyên 5.Nguyễn Thị Bích Anh 6.Ung Thị Quỳnh Uyên 7.Lương Ngọc Mỹ Linh. 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). 1.1. Khái niệm :.

arin
Download Presentation

KIỂM SOÁT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. KIỂM SOÁT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

  2. DANH SÁCH NHÓM 3 B 1.Nguyễn Công Luận 2.Phan Thị Minh Hằng 3.Nguyễn Hùng Vương 4.Nguyễn Hoàng Uyên 5.Nguyễn Thị Bích Anh 6.Ung Thị Quỳnh Uyên 7.Lương Ngọc Mỹ Linh

  3. 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

  4. 1.1.Khái niệm: Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: +Là một sự di chuyển tư bản từ ngoại quốc vào quốc gia sở tại thông qua các doanh nghiệp thực hiện các phương án, dự án kinh doanh. +Các doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia hay các công ty toàn cầu.

  5. 1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường tồn tại dưới các dạng sau: Phân theo hình thức đầu tư Phân theo bản chất đầu tư Phân theo tính chất dòng vốn Phân theo động cơ của nhà đầu tư

  6. a)Phân theo hình thức đầu tư: Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước sở tại trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức công ty hay xí nghiệp 100% vốn từ nước ngoài: Đây là hình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

  7. Các hình thức khác Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T). Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.

  8. b) Phân theo bản chất đầu tư: Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp có vốn FDI mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khốilượng đầu tư vào.

  9. c)Phân theo tính chất dòng vốn Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công tytrong nước phát hành ở một mức đủ lớn đểcó quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thểdùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa cácchinhánh hay công ty con trong cùng một công tyđaquốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay muacổphiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.

  10. d)Phân theo động cơ của nhà đầu tư Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá. Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằmtranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược đểkhỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giácác yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v... Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tưnhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trườngkhỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

  11. 1.3. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài Bổ sung cho nguồn vốn trong nước Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công Nguồn thu ngân sách lớn

  12. 1.4. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của thương mại quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thâm nhập vào những thị trường nơi có thể đạt được lợi nhuận cao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng năng suất. Sử dụng yếu tố nuớc ngoài trong sản xuất Sử dụng nguyên liệu nước ngoài Sử dụng công nghệ nước ngoài Khai thác các thuận lợi về độc quyền Phản ứng với giá trị thay đối của ngoại tệ Phản ứng với các kiềm hãm thương mại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những thuận lợi về mặt chính trị

  13. 2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đã giảm khoảng 21% trong năm 2008, cao gấp hai lần dự báo trước đó, nhưng dự kiến sẽ còn giảm mạnh hơn nữa trong năm 2009. - Các nền kinh tế phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với FDI năm 2008 ước giảm khoảng 33%, chủ yếu do các trở ngại sâu sắc và kéo dài đã gây ảnh hưởng tiêu cực lên các tổ chức tài chính và kết quả là dẫn đến khủng hoảng tiền mặt và thị trường nợ. • Các nền kinh tế Trung và Đông Âu, luồng vốn FDI vào Ba Lan và Hunggary giảm, trong khi FDI vào Cộng hòa Séc, Rumani và Nga tăng lên. Luồng vốn đầu tư trực tiếp vào Mỹ cũng giảm trên 5% xuống 220 tỷ USD, trong khi vào Nhật Bản giảm 23% xuống 17,4 tỷ USD

  14. Tại các nền kinh tế đang phát triển, luồng vốn FDI mau phục hồi hơn. Tốc độ tăng trưởng luồng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tuy thấp hơn năm 2007 những vẫn đạt khoảng 4%. • Trong năm 2008, Trung Quốc vẫn thu hút được 82 tỷ USD vốn FDI, tăng 10% so với năm 2007, trong khi Ấn Độ thu hút được 36,7 tỷ USD FDI, tăng 60%. Tuy nhiên, FDI vào Inđônêxia, Xingapo và Thái Lan đều giảm đáng kể, theo thứ tự giảm 21%, 57% và 4%, xuống 5,5 tỷ USD, 10,3 tỷ USD và 9,2 tỷ US

  15. 3. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

  16. Số liệu đăng ký FDI và giải ngân FDI từ năm 2000 đến 2008

  17. TÌNH HÌNH FDI TỪ 2000 ĐẾN 2008 (Đv: Triệu USD) NĂM SỐ D/A ĐKÝ G/NGAN 2000 391 2838.9 2413.5 2001 555 3142.8 2450.5 2002 808 2998.8 2591.0 2003 791 3191.2 2650.0 2004 811 4547.6 2852.5 2005 970 6839.8 3308.8 2006 987 12004.0 4100.1 2007 1544 21347.8 8300.0 2008 1171 64011.0 11500.0

  18. Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN), trong năm qua, môi trường đầu tư của nước ta đã tiếp tục được cải thiện.Tiếp theo đà tăng trưởng cao liên tục của các năm 2007,dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam tiếp tục tăng cao trong năm 2008. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn ĐTNN đăng ký trong năm 2008 (tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2008) đạt trên 64 tỷ USD, mức tăng kỷ lục kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài 1987 đến nay, tăng hơn 3 lần năm 2007. Cả nước cấp mới thêm 112 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 1,17 tỷ USD. Bình quân số vốn đăng ký đạt 51,4 triệu USD/dự án , cao hơn Rất nhiều so với thời gian trước

  19. Phân tích tình hình FDI từ 2000-2008 • Giai đoạn 2000-2008:Tổng số vốn đăng ký 120,9 tỷ USD, tổng số giải ngân 40,16 tỷ USD. Tỷ trọng giải ngân 33%. • Trong đó: -Giai đoạn 2000-2005: Đăng ký 23.55 tỷ USD, giải ngân 16.26. Tỷ trọng 69% -Giai đoạn 2006-2008: Đăng ký 97.35 tỷ USD, giải ngân 23.9 tỷ. Tỷ trọng 25%

  20. Phân tích tình hình FDI từ 2000-2008 • Theo số liệu và đồ thị biểu diễn, FDI giai đoạn 2000-2005 có giá trị đăng ký thấp, nhưng tỷ trọng giải ngân khá cao (69%). Trong khi giai đoạn 2006-2008 cơ mức đăng ký cao, giá trị giải ngân tuyệt đối cũng cao nhưng tỷ trọng giải ngân so với đăng ký lại rất thấp (25%)

  21. Phân tích tình hình FDI từ 2000-2008 • Nguyên nhân: -Việt Nam đang trong giai đọan mở cửa => tốc độ FDI phụ thuộc vào lộ trình hội nhập quốc tế. Giai đoạn đầu, FDI chủ yếu vào các ngành thương nghiệp, công nghiệp nhẹ do đó FDI đăng ký thấp nhưng tỷ trọng FDI giải ngân cao.

  22. Phân tích tình hình FDI từ 2000-2008 -Giai đoạn 2006-2008 hội nhập trở thành nhu cầu bức xúc của Việt nam và thế giới =>tốc độ hội nhập cao =>lượng vốn đăng ký nhiều. Tuy nhiên cơ cấu FDI vào các ngành công nghiệp lớn, thời gian triển khai dự án dài, cộng với khả năng quản lý dòng vốn FDI của chính phủ chưa đáp ứng được tốc độ phát triển FDI =>Giải ngân chậm là 1 tất yếu.

  23. Đánh giá chung tình hình FDI 2008 - Cơ cấu đầu tư theo đối tác đã đa dạng hơn và có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ các nước quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á … sang các khu vực khác như châu Âu và châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ), có sự xuất hiện của một số đối tác mới nổi lên như Malaysia, Brunei, Canada, Síp… Đồng thời, cũng đã có sự đa dạng hơn về việc lựa chọn địa điểm đặt dự án đầu tư. - Tại Việt Nam: Bên cạnh các địa bàn thuộc vùng kinh tế trong điểm BắcBộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nguồn vốn FDI thời gian gần đây đã dịch chuyển đáng kể sang một số địa bàn khác thuộc các tỉnh thuộc Duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long như Thanh Hóa,, Ninh Thuận, Kiên Giang, Hậu Giang - Sự xuất hiện của một số dự án mới có quy mô lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam như dự án sản xuất gang thép Hưng nghiệp Formosa đầu tư 7,879 tỷ USD, dự án xây dựng khu đô thị đại học Berjaya Leisure (Malaysia) đầu tư 3,5 tỷ USD tại TP. HCM, dự án Công ty TNHH thép Vinashin Lion tại Ninh Thuận (9,79 tỷ USD)... cho thấy nhiều nhà đầu tư lớn đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam và sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Vi ệt Nam

  24. Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài - Trong tổng lượng vốn đăng ký, có một nữa số vốn là vào các ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo hộ, công nghiệp gây ô nhiễm và bất động sản. Đây là cơ cấu không mong đợi bởi vì vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên thì không có tác dụng lan tỏa; vốn đầu tư vào các ngành bảo hộ thì không có sức cạnh tranh chỉ làm cho chi phí của nền kinh tế gia tăng; vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận họ hưởng, còn hậu quả và chi phí khắc phục thì ta chịu.. - Trong khi đó, đầu tư vào kết cấu hạ tầng, công nghiệp phụ trợ còn ít. Công nghệ được sử dụng thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm của khu vực kinh tế trong nước, nhưng do phần lớn là từ các nước châu Á nên chưa thu hút được nhiều đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, công nghệ nguồn. Có một số trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong việc kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu, nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc, thiết bị có công nghệ lạc hậu, thậm chí là những phế thải của các nước khác.

  25. - Vấn đề về văn hóa ứng xử : khi thu hút đầu tư vào Việt Nam, ban đầu chúng ta rất nhiệt tình, đến khi phía nước ngoài tiến hành đầu tư thì lại gặp khó khăn về thủ tục giấy tờ, mặt bằng không đủ đáp ứng để tiến hành dự án, không đồng bộ giữa các cấp địa phương… Từ những tiêu cực trên, thiết nghĩ thu hút FDI là quan trọng nhưng cần phải chọn lọc các dự án, để có được “FDI sạch” - FDI đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững, mang lại hiệu quả tốt như mong đợi. Muốn vậy, ta cần phải đưa ra những biện pháp cải tạo thiết thực như đổi mới giáo dục, đào tạo lao động có tay nghề, mới hấp thu được nguồn vốn của các nước có công nghệ hiện đại để tương xứng với nó; hệ thống luật pháp cần phải đồng bộ và mang tính chất lâu dài, đặt vấn đề ô nhiễm môi trường lên hàng đầu khi xét duyết các dự án đầu tư

  26. . MỘT SỐ TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC a) Về luật pháp, chính sách b) Về công tác quy hoạch c) Về cơ sở hạ tầng d) Về nguồn nhân lực đ) Vấn đề đất đai và công tác giải phóng mặt bằng e) Vấn đề phân cấp trong quản lý ĐTNN f) Vấn đề môi trường g) Về xúc tiến đầu tư

  27. : Ơ a) Về luật pháp, chính sách: Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật các luật chung và luật chuyên ngành. Ví dụ: Khó khăn trong khâu cấp phép đầu tư, hướng dẫn các xử lý các phát sinh hành chính b) Về công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung dẫn đến đầu tư xa rời thị trường gây lãng phí nguồn lực c) Về cơ sở hạ tầng: Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa. d) Về nguồn nhân lực: Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước quá lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp

  28. đ) Vấn đề đất đai và công tác giải phóng mặt bằng: Công tác giải phòng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của ta. Nhiều địa phương đang lâm vào trình trạng khó khăn trong việc bố trí đủ đất cho các dự án quy mô lớn như đã cam kết trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Chính sách đảm bảo đầu tư chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến một số dự án được cấp đất nhưng không triển khai hoặc triển khai đầu tư quá chậm. e) Vấn đề phân cấp trong quản lý đầu tư: Chủ trương phân cấp trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ĐTNN là đúng đắn, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN tại một số địa phương còn yếu, thiếu và chưa đồng bộ nên đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc thu hút ĐTNN, thiếu sự liên kết vùng, khu vực, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư f) Vấn đề môi trường: Việc xử lý chất thải của các dự án ĐTNN tập trung tại các khu công nghiệp tập trung thuộc vùng kinh tế trọng điểm đã và đang ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên cũng như xã hội, trong đó đặc biệt là đối với các dự án sản xuất quy mô lớn

  29. h) Về xúc tiến đầu tư: Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do ta chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống; Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này.

  30. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

  31. Để tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI năm 2009 và năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ 8 nhóm giải pháp cần ưu tiên triển khai thực hiện, cụ thể là: Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách: Nhóm giải pháp về quy hoạch: Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực: Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng: Nhóm giải pháp về phân cấp: Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: Một số giải pháp khác:

  32. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách : Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO. Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.

  33. (2) Nhóm giải pháp về quy hoạch: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế. Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

  34. (3) Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường,hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam. Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện... Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết của ta với WTO đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu về văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không.

  35. (4) Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực: Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau. Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động

  36. (5)Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng: Chính quyền địa phương cần tăng cường sự chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án ĐTNN không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Đồng thời, trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án. Nghiên cứu đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phương án xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án, vượt quá thẩm quyền của mình, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

  37. (6) Nhóm giải pháp về phân cấp: Qua thực tế thực hiện việc phân cấp trong hơn 2 năm vừa qua đã bộc lộ một số vấn đề bất cập, không phù hợp, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung. Cần nghiên cứu để xem xét lại chủ trương phân cấp toàn diện như quy định hiện nay, có các biện pháp để tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài.

  38. (7) Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án (project profile) đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án này. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển địa phương, ngành, lĩnh vực, sản phẩm. Nghiên cứu việc xây dựng Văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động Xúc tiến đầu tư

  39. Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về mô hình cơ quan Xúc tiến đầu tư ở các địa phương để có cơ sở trong việc hướng dẫn các địa phương tổ chức cơ quan Xúc tiến đầu tư hiệu quả hơn. Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nói riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý ĐTNN; tiếp tục kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư- thương mại - du lịch; khẩn trương triển khai việc thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm theo kế hoạch.

  40. (8) Một số giải pháp khác: Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước. Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý vấn đề môi trường, vấn đề đình công trái pháp luật của các doanh nghiệp FDI. Triển khai tốt việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin ĐTNN theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư, để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.

  41. 5. TRIỂN VỌNG FDI NĂM 2009

  42. 5.1. Một số thách thức đặt ra đối với FDI tại Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sẽ làm cho nguồn vốn FDI toàn cầu sẽ bị thu hẹp lại và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam trong thời gian tới. Các tập đoàn kinh tế toàn cầu (TNCs) đã và đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh của để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự điều chỉnh chiến lược của các TNCs tác động đến cả những dự án đã được cấp phép và các dự án tiềm năng. Chắc chắn nhiều TNCs phải tạm thời phải thu hẹp phạm vi và đình hoãn một số dự án đầu tư không có khả năng thu xếp các khoản tín dụng. Do vậy, nhiều dự án FDI đã được cấp phép có khả năng dãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện, làm cho tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn FDI đăng ký giảm so với những năm trước.

  43. Đối với những nhà đầu tư tiềm năng, Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn đối với họ nhìn tầm trung hạn và dài hạn. Họ sẽ đến nước ta tìm hiểu thị trường và cơ hội nhưng sẽ phải cân nhắc kỹ hơn, mất nhiều thời gian hơn để quyết định tiến hành dự án đầu tư; các ngân hàng cũng không dễ đưa ra quyết định cho vay các dự án lớn trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thu nhập thực tế của khá đông dân cư bị sụt giảm do ảnh hưởng lạm phát cao trong những tháng đầu năm 2008, hiện lại đang có nguy cơ một bộ phận lao động mất việc làm bởi một số doanh nghiệp sản xuất thu hep quy mô sản xuất do gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề lao động, việc làm trong thời gian tới.

  44. 5.2. Dự báo ĐTNN năm 2009: Vốn giải ngân: Với quy mô vốn đăng ký rất lớn trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2007 và năm 2008, trong bối cảnh thuận lợi, vốn giải ngân trong năm 2009 có thể đạt 13 - 14 tỷ USD/năm, tuy nhiên trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ngày càng lan rộng và có tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các nước, trong đó có Việt Nam thì khả năng vốn ĐTNN thực hiện có thể đạt mức thấp hơn, dự kiến có thể đạt khoảng từ 9,5 -12 tỷ USD. Về vốn đăng ký: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước đang có những biến động khó dự báo, dòng vốn FDI đăng ký cũng trở nên rất khó dự báo. Tuy nhiên, theo đánh giá từ phía các nhà tài trợ, chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách tỷ giá đã bước đầu phát huy tác dụng, giải pháp thắt chặt tài khóa nếu thực hiện kiên quyết sẽ phát huy tác dụng chậm hơn, vào các tháng cuối năm nay. Triển vọng đầu tư trung và dài hạn của Việt Nam hiện vẫn được coi là tốt, ước dòng vốn đăng ký trong hai năm tới sẽ giảm so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao, khoảng trên 20 tỷ USD/năm.

  45. CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý THEO DÕI CỦA CÔ VÀ CÁC BẠN!

More Related