1 / 11

Mời Các Bạn Uống Chén Trà “Sớm Thoát Vòng Tục Lụy”

Mời Các Bạn Uống Chén Trà “Sớm Thoát Vòng Tục Lụy”.

alika
Download Presentation

Mời Các Bạn Uống Chén Trà “Sớm Thoát Vòng Tục Lụy”

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Mời Các Bạn Uống Chén Trà “Sớm Thoát Vòng Tục Lụy” Người ta đồn rằng… người ta đồn rằng… Đồn làm sao? Đồn uống trà nên thuốc không mập thì cũng ốm, không lên cân thì cũng xuống cân, không bổ bề ngang cũng bổ bề dài, cholesterol không xuống thì rồi cũng sẽ lên cao.... Đại khái chúng ta được thương buôn trà nhồi vào đầu mọi điều tốt đẹp về trà. Kết quả chúng ta phải uống trà hàng ngày mới khoẻ mạnh sống lâu và giúp thương buôn trà giàu thêm. Tin đồn sao tin được? Nói hoài rồi cũng sẽ tin, y như chuyện “Tăng Sâm Giết Người” trong Cổ Học Tin Hoa vậy thôi. Bây giờ các bạn thử hỏi chính mình coi có tin uống trà có lợi cho sức khoẻ hay không. Đùa với các bạn cho vui đời một chút để khởi đầu chuyện mời các bạn uống chén trà “Sớm Thoát Vòng Tục Luỵ”. Xin quí vị thương buôn trà vuốt giận, tôi chỉ lập lại thông tin từ trong nước thôi nghe, có ghét thì ghét các nguồn thông tin nầy (có đầy đủ ở trang kế) ghét tôi phải tội đó. Tôi chỉ "làm phước" cứu cho túi tiền và nhất là cứu cho sức khoẻ bà con thôi. Từ vài mươi năm nay chuyện uống trà trở nên càng ngày càng nguy hại. Cho tới bây giờ thì có lẻ là lúc chúng ta nên ngưng uống trà luôn đi dầu cho đó là trà mua bất cứ nơi nào, ngay như mua tại Mỹ hay Pháp hay Đức... Nhấn space bar, mời các bạn nghe bản nhạc xin mở loa lên. Liên Khúc Xuân dài 7 phút

  2. ----------------- Các bạn click những tấm ảnh bên cạnh sẽ vào thẳng webpage liên hệ. Tôi sẽ trích từng đoạn để các bạn xem ở trang sau. --------------------- ----------------- ----------------- Thưa quí bạn trên đây là những nguồn tin, một số là webpage trong nước. Các bạn cứ click bất cứ nguồn nào trong khi xem, nó sẽ đưa các bạn vào bản tin. Hôm nay là 5-Nov-2008, mai sau có khi các webpage nầy đóng cửa hay xoá bản tin. Còn nhiều tạm lấy chừng đó.

  3. -------------Trích -------------- Tin Thị trường: Trà ướp hóa chất[26/01/2008] Ai cũng biết uống trà có lợi cho sức khỏe, thế nhưng hiện nay không ít loại trà bày bán trên thị trường, nhất là trà rẻ tiền được tẩm ướp hóa chất độc hại. Trà bán tại thị trường TP HCM đủ chủng loại. Loại rẻ tiền, giá chỉ 15.000 - 20.000 đồng một kg, loại thường từ 30.000 - 70.000 đồng. Trà ô long, bạch mai, móc câu... giá bán từ 100.000 - 800.000 đồng. Nhiều loại được người bán đóng gói hoặc đóng lon sẵn (trọng lượng 100 - 350 gram) được bán từ 10.000 đồng- 30.000 đồng một sản phẩm. Tại các chợ, người bán còn trang bị sẵn vỏ hộp riêng, khách ưng ý loại nào thì đóng gói tại chỗ.  Tại khu vực chợ Bình Tây, TP HCM bày bán khá nhiều trà. Phần lớn hàng đóng gói đều ghi chữ Hán, chỉ một số ít có ghi địa chỉ nhà sản xuất trong nước. Các sản phẩm này đều không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần... Trong vai người mua trà xá (mua sỉ) để mang về quê bán, chúng tôi được bà T., kinh doanh mặt hàng trà gần khu vực chợ Bình Tây, trấn an: "Cứ yên tâm, trà đã được xử lý kỹ nên có thể bán trong vài năm vẫn không bị mốc và vẫn giữ được mùi vị".  Tại chợ hóa chất Kim Biên (quận 5), hầu như sạp nào cũng có các loại hóa chất hương lài, hương sen để tẩm trà. Chỉ cần hỏi mua hương lài, hương sen thì người bán nói ngay “để ướp trả hả?”. Ông H., chủ một sạp hóa chất tại chợ, khoe các mối ở tỉnh đặt hàng mỗi lần cả trăm kg, nhất là vào thời điểm cận Tết như hiện nay. Ngoài những mối ở tỉnh, ông H. còn có hàng chục mối tại TP HCM mua về tẩm ướp trà. Hương lài, hương sen có giá bán trên 200.000 đồng một kg, còn hóa chất chống mốc chỉ 25.000 đồng. Để giữ mùi hương và màu trà, tại đây còn bán cả hóa chất giữ mùi hương, giữ màu.  ----------------- --------- ----------------------- ---------------------- Nhắc lại: Tôm khô cũng dùng hoá chất trừ kiến chống mốc meo

  4. “Không chỉ trong quá trình chế biến, trà mới bị tẩm ướp hóa chất mà cả những cánh đồng trà cũng bị “đầu độc”, một chuyên gia trong lĩnh vực hóa học cảnh báo. Do trà là loại cây ưa thích của nhiều loại côn trùng, sâu rầy nên người trồng trà thường xuyên phun thuốc trừ sâu với nồng độ cao và mật độ dày. Theo các nhà chuyên môn, trà cũng bị phun thuốc trừ sâu thuộc loại cấm sử dụng và hóa chất giúp tăng trưởng để trà ra đọt nhanh, lá to. Khi thu hoạch, người trồng trà còn tẩm ướp thêm hóa chất chống mốc, chống nấm và côn trùng... Ông Trần Hữu Thái, người có thâm niên trong ngành trà trên 20 năm, cho biết: "Để chế biến trà rẻ tiền cung cấp cho các quán cà phê cóc, quán ăn lề đường, người ta mua trà thô về rồi xịt hóa chất hương lài, hương sen với nồng độ khoảng 1%. Sau đó trùm trà bằng tấm bạt, ủ khoảng một tuần lễ". Còn tẩm ướp trà bằng hoa lài, hoa sen tự nhiên phải tuân thủ theo tỷ lệ 20% hoa, 80% trà và ủ trong phòng lạnh với nhiệt độ từ 18 - 22 độ C để các vi sinh trong trà lên men tự nhiên. Theo giới chuyên môn, các mặt hàng trà giá rẻ bày bán trên thị trường có đến trên 90% được tẩm ướp hóa chất tổng hợp do có giá thành rẻ, giữ mùi lâu. Còn tẩm ướp bằng hương hoa tự nhiên, hoặc bằng phương pháp lên men tự nhiên sẽ đẩy giá thành cao gấp vài chục lần so với tẩm ướp bằng hóa chất, nhất là vào thời diểm trái mùa, giá hoa lài lên tới 90.000 đồng một kg nên ít người làm. Nếu uống phải trà có tẩm ướp từ hương liệu bằng hóa chất thì chẳng khác nào uống thuốc độc. --------------------------------------------------------------------------- ----------------- --------------------- ----------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ghi thêm: Các bạn có tin là ngày nay các bạn có thể mua được loại trà, loại rau đậu, hoa quả, nấm tươi nấm khô, tôm khô, cá khô, mực khô, bún khô, báng tráng... từ vùng Á đông màkhông bị xịt thuốc trừ sâu, không có bón phân chứa melamine, không chứa chất chống mốc không. Với tôi, câu trả lời sẽ là không.

  5. Các chuyên gia trong lĩnh vực này hướng dẫn, hạn chế sử dụng trà có mùi thơm ngào ngạt, vì mùi càng thơm thì nồng độ tẩm ướp hóa chất càng cao, uống vào dễ dẫn đến sốc, mùi nồng lên mũi và có thể bị sặc. Đối với trà tẩm ướp hương tự nhiên, hoặc lên men tự nhiên sẽ có mùi thơm thoang thoảng, vị dịu dễ chịu. Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó trưởng Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa TP HCM, cho biết: "Hóa chất hương lài có gốc từ penzylacetat, hương sen từ P- Dimethoxy penzin, đều là chất độc hại gốc hữu cơ. Chỉ cần ngửi những chất này cũng bị chóng mặt, xây xẩm; ngửi nhiều sẽ ngất xỉu do tác động đến hệ thần kinh. Chất giữ mùi hay còn gọi là chất định hương có tên là Fixateur, đây là chất cực độc do nó không phân hủy nên tích tụ trong gan dẫn đến ung thư. Các chất giữ màu chống ôxy hóa, chất chống mốc đều là chất độc hại, nguy hiểm đối với sức khỏe". (theo ngoisao.net) ------------------------------------------------------------------- ---------------------- -------------------------------------------------------------------------- -----------Hết Trích---------- Ghi thêm: Thưa các bạn tất cả thực phẩm khô vô hộp chế biến sẳn đều có chất hoá học thêm vào thí dụ như màu, như chất giúp giữ màu cho bền, giúp giữ mùi thơm, chống lên men... tôi nói tất cả có nghĩa là gần như không tìm được "đồ hộp" không có hoá chất thêm vào với vai trò nầy khác. Những hoá chất nầy được các quốc gia tân tiến cho phép dùng trong thực phẩm với số lượng tối đa được qui định rõ ràng. Còn ở những quốc gia khác thì có khi chưa có luật có khi người sản xuất không tuân theo họ có thể bỏ vào đó bất cứ chất nào dầu cho nguy hại. Mấy tháng nay lan trà trong email bày nhau cách đọc bar code để biết xuất xứ thực phẩm chứa bên trong. Tôi xin nhắc lại là điều nầy không đúng đâu, đừng quan tâm. Ngay cả đề Made in USA đi nữa, có khi cũng là thực phẩm chứa bên trong có nguồn từ Trung Quốc.

  6. Kính thưa quí bạn, khỏi đầu trong phần giới thiệu tôi có viết: “Từ vài mươi năm nay chuyện uống trà trở nên càng ngày càng nguy hại. Cho tới bây giờ thì có lẽ là lúc chúng ta nên ngưng uống trà luôn đi dầu cho đó là trà mua bất cứ nơi nào, ngay như mua tại Mỹ hay Pháp hay Đức...” Có bạn cho mua trà của các hãng Mỹ hay Anh, Canada, Úc… cho chắc ăn. Thưa không đâu. Vì sao? Thưa rằng những nước sản xuất trà nhiều nhất và cung cấp cho cả thế giớ là những nước nầy đây: Vùng in đậm là những nơi trồng trà. Chúng ta thấy miền nam Trung Quốc là nơi trồng nhiều nhất. Sắp theo thứ tự những nước trồng nhiều nhất là: China, India, Japan, Sri Lanka and Taiwan. Các bạn thấy Việt Nam mình cũng là xứ trồng trà, nhưng sản lượng thua xa mấy xứ trên. Ngoài ra East African colonies (Kenya, Uganda, Burundi, and Tanzania) cũng trồng trà, nhưng không nhiều. ------------ ------------ Click ngay tấm hình nó sẽ đưa quí bạn vào nguồn tin Vậy thì sao? Thưa rằng Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, Canada… không có đồn điền trồng trà. Các bạn uống trà của các hãng Mỹ vô hộp có biết được là lá trà trong đó trồng nơi nào không? Nơi nào bán trà rẽ nhất thế giới? Trà Nhật chăng? Hay trà China và Việt Nam rẽ nhất. Các bạn đã trả lời rồi đó. Nhà buôn phải dùng nguồn rẽ nhất mới cạnh tranh được.

  7.  Tôi tìm sơ những tin tức về thuốc trừ sâu trong trà Trung Quốc để biếu các bạn uống Tết.       Các bạn nhìn chữ pesticides và Chinese tea

  8. Click tấm ảnh sẽ đưa quí bạn vào  nguồn tin  Có nhiều bạn sợ trà Trung Quốc, bảo mua trà Đài Loan cho chắc ăn. Thưa Đài Loan là xứ trồng trà khá nhiều, nhưng như các bạn thấy ở đây, Đài Loan vẫn nhập cảng trà từ Việt Nam vì quá rẽ. Vậy thì uống trà Ten Ren có chắc ăn là không có thuốc độc trong đó không? Ten Ren Founded in Taiwan in 1953.  -------------------------- Trích:Trong tháng rồi, từ ngày 28 tháng 6, bộ Y Tế Đài Loan ra lệnh kiểm soát kỹ các lô nhập cảng trà Ô Long vừa phát hiện và xác nhận hôm thứ năm, có hoá chất độc trong 21 tấn trà Việt Nam: 0,09ppm (phần triệu) dicofol – một loại thuốc diệt sâu rầy làm từ và tương tự như DDT (Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane, thuốc giết sâu cấm dùng từ thập niên 1970 tại Bắc Mỹ). Trích:Thật ra khám phá của bộ Y tế Đài Loan không phải là điều ngạc nhiên. Báo cáo số 35231 của Ngân hàng Thế giới (1) về “Chương trình hành động An toàn Thực phẩm và Y tế Canh nông Việt Nam, tháng 2, 2006, cho hay: “Lượng chất độc cao trong đồ phụ gia thực phẩm, thuốc diệt sâu rầy, và thuốc trụ sinh vượt xa mức tối đa (Maximum residue levels, MRLs) được thị trường quốc gia và quốc tế chấp nhận”. Thăm dò ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn cho thấy 10% rau cỏ ở đây còn thuốc diệt sâu rầy vượt quá lượng cho phép và 2 đến 3% rau tươi có thuốc diệt sâu đã bị cấm dùng. Hai đoạn trên đây được trích lại không do tôi viết đâu.

  9. -Bạn trích từ webpage bài viết trên vậy tôi hỏi bạn có tin bài viết đó không? -Thưa theo tôi thì nó đúng nhiều hơn sai, nó đúng từ mươi năm nay, tới bây giờ mới nói e quá trể. -Vậy thì bạn có tin là trà ngày xưa nên thuốc không? -Thưa các bạn tôi không tin, nhưng uống trà ngày xưa khi chưa có thuốc sát trùng, khi chưa có phân bón, khi chưa có hoá chất mùi thơm hoa lài hoa sen hoa sói ... là một cái thú. Lúc đó thì uống trà để "tĩnh tâm". Còn trên mươi năm nay thì uống trà để "sớm thoát vòng tục luỵ". Nếu ngày nay các bạn tin uống trà có lợi cho sức khoẻ thì cứ tiếp tục. Lâu lâu uống chút xíu chẳng sao uống hàng ngày mới đáng lo. Còn cái nầy hơi vơ đủa cả nắm, tuỳ các bạn tin ai thì tin, hãng trà Lipton được Việt Nam mình coi như là đồ xịn. Không đâu trà bên trong không bảo đãm chút nào hết. Tỉ như hãng bánh kẹo sữa Nestlé có uy tín lâu đời, mới đây có những sản phẩm chứa melamine. Bài về trà lấy từ webpage trong nước, và các webpage tiếng Anh ở nhiều quốc gia, vì e các bạn quá bận không ghé mắt tới, nên tôi lấy ra trình các bạn xem. Còn tin được bao nhiêu phần trăm thì các bạn tự tìm hiều thêm. Tôi không tin là gói trà đắt tiền các bạn đang có ở nhà ghi làm tại Mỹ, tại Đài Loan không chứa ít nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong đó. Tôi không tin vì Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Anh… là những quốc gia không trồng trà họ nhập cảng trà rồi vô bao vô hộp. Nhiều hãng tại Mỹ không dám ghi hàng “Products of…đâu đó” mà lờ luôn. Cho nên câu Made in USA có khi là Made in China vẫn đúng cho trà.

  10. Kính thưa các bạn, liên tiếp một tuần nay tôi thấy có cái email chạy vòng vòng với tin: “TIN VUI CHO CAC BAN CAO CHOLESTEROL” Trích một chút xíu từ bản tiếng do ai đó dịch Anh như sau: Toi co nguoi ban di cong tac o Nhat (Japan), co dip may gap mot nguoi Nhat chi cho cach tri Cholesterol de dang.Nguoi ban toi dang co Cholesterol gan 500. Bac si cho thuoc uong va bat kieng cu an uong hang ngay. Rat may da gap mot nguoi Nhat ho chi cho cach tri Cholesterol nhu sau: -----bỏ một khoảng---- Chi can 2 pounds Orange Roughy Fish thoi la Cholesterol cua ban se ha xuong '0'. Đọc thấy ba xạo liền, cholesterol mà xuống tới số 0 là bạn ngũm từ lâu còn đâu viết mấy câu ba xạo nầy gạt bà con nhẹ dạ. Email nầy cho biết, nếu các bạn bị cao cholesterol tới 500 thì ăn con cá nầy sẽ xuống tới “0”. Chuyện không quan trọng vì vô hại có ăn hay không cũng chẳng chết ai. Đáng lý tôi chẳng nói tới làm chi nay nhân chuyện trà chêm vô để các bạn đọc cho vui. Đã có người thử rồi, gởi email lại tôi. Người nầy ăn cá thật nhiều mấy ngày ngán gần chết. Đi thử thấy có gì xuống đâu.

  11. Cảm tưởng của tôi về chuyện nầy: 1. Các nhà bào chế thuốc tây coi vậy mà dở hơn một người Nhật về điều trị cao cholesterol. Học trường tây trường u mà dở quá, hèn chi có vị “lương y” chê trên đài phát thanh quanh năm rằng thì là thuốc tây “nóng” uống dược thảo của ổng chế tạo chai số 35 hay chai 70 chia 2 không hoá chất nên vô hại. Chưa thấy trường nào dạy rằng lá cây rể cây trái cây…không chứa hoá chất. Một giọt nước một hột cơm cũng đều là hoá chất. Không biết mấy ông “lương y radio” nầy học trường nào lạ quá. 2. Con cá Orange Roughy Fish nầy bày bán cùng khắp mọi tiệm thực phẩm tươi, thiên hạ ăn hoài mà chẳng ai biết nó nên thuốc hết. Bây giờ được một người Nhật bày cho mới sáng mắt ra. Té ra đốc tờ tây thầy thuốc Mỹ dở hơn một người Nhật. Mấy ông nầy chỉ biết ra toa hạ cholesterol cho bịnh nhân bằng “hoá chất” chớ không phải bằng 2 pounds cáOrange Roughy Fish . 3. Té ra xưa nay người Nhật không có ai bị cao cholesterol hết. Khó tin mà không có thật. Quí vị tin chuyện nầy thì quả quí vị cũng dở suy xét sự việc luôn. Một lần nữa, tôi thấy thì trình các bạn xem chơi thôi, nếu các bạn tin uống trà nên thuốc như các hãng trà bỏ tiền quảng cáo “đầu độc” tư tưởng người tiêu thụ xưa nay thì các bạn cứ tự nhiên bỏ những trang nầy ngoài tai. Nếu đọc tới đây bản nhạc chưa hết thì các bạn đừng nhấn space bar.

More Related