1 / 21

Phần B

Phần B. Nhìn về Phía trước: Tóm tắt các Phát hiện. Các Phí tổn của việc Hút thuốc lá. Do Tiến sĩ Hana Ross Trình bày Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ Mạng lưới về Bằng chứng của Thuốc lá Quốc tế (ITEN). Các Quan điểm về Phí tổn. Xã hội

akiko
Download Presentation

Phần B

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Phần B Nhìn về Phía trước: Tóm tắt các Phát hiện

  2. Các Phí tổn của việc Hút thuốc lá • Do Tiến sĩ Hana Ross Trình bày • Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ • Mạng lưới về Bằng chứng của Thuốc lá Quốc tế (ITEN)

  3. Các Quan điểm về Phí tổn • Xã hội • Quan điểm toàn diện nhất • Cá nhân và hộ gia đình • Tài chính công • Doanh nghiệp và chủ lao động

  4. Phân loại Phí tổn • Phí tổn trực tiếp: giảm các nguồn lực hiện có • Phí tổn gián tiếp hoặc phí tổn năng suất: giảm các nguồn lực tiềm tàng do bị bệnh hoặc tử vong sớm • Bao gồm mất lương do nghỉ việc và giảm chất lượng cuộc sống (có thể là phí tổn nội tại hoặc ngoại sinh) • Phí tổn nội sinh (cá nhân): những phí tổn do người hút thuốc đã được thông tin đầy đủ chịu • Phí tổn ngoại sinh (tác động ngoại vi): tổn thất về sức khỏe và năng suất đối với cộng đồng do hút thuốc thụ động

  5. Phí tổn Y tế Có thể Quy cho việc Hút thuốc lá • Tính toán tỷ lệ quy thuộc cho việc hút thuốc lá trong tổng phí tổn • Loại bỏ những người không hút thuốc • Loại bỏ những bệnh ở những người hút thuốc mà những bệnh đó không phải do hút thuốc gây ra • Trừ đi phí tổn chăm sóc y tế trung bình của quần thể dân cư • Tính toán nguy cơ quy thuộc quần thể từ: • Nguy cơ tương đối mà người hút thuốc sẽ mắc phải các tình trạng bệnh cụ thể so với những người không hút thuốchoặc • Nguy cơ tương đối của những người tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động (SHS) so với những người không tiếp xúc • Báo cáo năm 2006 của Hiệp hội Phẫu thuật Hoa kỳ trình bày những nguy cơ tương đối của việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động

  6. Đánh thuế Thuốc lá • Do Tiến sĩ Frank J. Chaloupka Trình bày • Trường đại học Illinois tại Chicago • Mạng lưới về Bằng chứng của Thuốc lá Quốc tế (ITEN)

  7. Tại sao Đánh thuế Thuốc lá? • Để cải thiện y tế công cộng • Để khuyến khích những người đang hút thuốc bỏ thuốc, ngăn những người đã bỏ thuốc hút thuốc trở lại, và ngăn chặn những người khác bắt đầu hút thuốc. • Để giảm lượng tiêu thụ ở những người tiếp tục hút thuốc • Để tạo doanh thu • Để bù đắp phí tổn cho việc điều trị các bệnh có liên quan tới thuốc lá và năng suất bị mất đi

  8. Các loại Thuế Thuốc lá • Thuế đánh vào giá trị của cây thuốc lá • Thuế xuất nhập khẩu đối với việc xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu lá cây thuốc lá • Thuế xuất nhập khẩu đối với việc xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá • Thuế doanh thu

  9. ΔQ/Q ΔP/P -10/100 -0.1 bằng bằng -1.0 0.1/1 0.1 Độ co giãn của Cầu • Độ co giãn của cầu theo giá • Đo lường phản ứng của lượng cầu của một loại hàng hóa đối với thay đổi về giá • Bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi về lượng cầu chia cho tỷ lệ phần trăm thay đổi về giá: • Ví dụ:

  10. Độ co giãn của Cầu • Độ co giãn chéocủa cầu theo giá • Đo lường mức độ thay đổi của lượng cầu đối với một hàng hoa khi giá của một hàng hóa khác thay đổi. • Cầu co giãn • Độ co giãn nhỏ hơn -1,0 • Lượng cầu giảm theo tỷ lệ lớn hơn so với tỷ lệ tăng của giá • Cầu không co giãn • Độ co giãn lớn hơn -1,0 • Lượng cầu giảm ít hơn so với tỷ lệ tăng của giá. • Bằng chứng cho thấy cầu thuốc lá không co giãn

  11. Lượng tiêu thụ và Giá thuốc lá: Trung Quốc, 1990–1999 Nguồn: phỏng theo CTLT từ nghiên cứu của Teh-wei Hu và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (2002).

  12. Lượng tiêu thụ và Giá thuốc lá: Hoa Kỳ, 1970–2006 Nguồn: phỏng theo CTLT từ Gánh nặng Thuế đối với Thuốc lá, Chiến dịch Trẻ em Không Hút thuốc (2007) và các tính toán của tác giả.

  13. Phân tích Kinh tế đối với Nguồn cung Sản phẩm Thuốc lá • Do Tiến sĩ Teh-wei Hu trình bày • Trường Đại học California, Berkeley

  14. Nguồn cung Thuốc lá • Cây thuốc lá là cây trồng để bán rất quan trọng ở nhiều nước đang phát triển • Hơn 125 quốc gia trồng cây thuốc lá • Trên toàn cầu, cây thuốc lá có tổng trị giá xấp xỉ 20 tỉ Đô la Mỹ - nhưng chiếm dưới 1% tổng giá trị của ngành nông nghiệp toàn cầu • Có khoảng 20 triệu nông dân trồng cây thuốc lá trên toàn cầu • Nhiều chính phủ phụ thuộc vào lá cây thuốc lá như là nguồn doanh thu thuế chính của địa phương

  15. Tầm quan trọng về mặt Kinh tế của Nguồn cung • Đối với nhiều quốc gia trồng cây thuốc lá và sản xuất thuốc lá điếu - chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia - kiểm soát thuốc lá là một vấn đề kinh tế hơn là một vấn đề y tế công cộng • Đối với những quốc gia này, mặc dù việc kiểm soát thuốc lá có thể có các tác động kinh tế tiêu cực trong ngắn hạn, nhưng việc kiểm soát thuốc lá mang lại hiệu quả lợi ích kinh tế tích cực lớn hơn trong dài hạn

  16. Buôn bán Trái phép: Các hậu quả về Kinh tế và Y tế Công cộng • Do Tiến sĩ Ayda A. Yurekli trình bày • Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế

  17. Tác động Kinh tế của Buôn bán Trái phép • Mất doanh thu thuế • Gia tăng tội phạm có tổ chức • Mất doanh thu và cơ hội đầu tư cho các nhà sản xuất hợp pháp • Thất nghiệp trong khu vực sản xuất hợp pháp

  18. Có thể Làm gì đối với Buôn bán Trái phép? • Có các hình phạt nghiêm khắc • Chấm dứt bán hàng miễn thuế • Tem thuế • Cấp phép cho các nhà xuất khẩu, sản xuất và phân phối thuốc lá • Yêu cầu mã nhận dạng duy nhất trên tất cả các bao thuốc • Làm cho các nhà xuất khẩu thuốc lá điếu phải chịu trách nhiệm về điểm đến cuối cùng của những điếu thuốc lá

  19. Kết luận: Kinh tế học và Quản lý Thuốc lá • Thuế làm tăng giá bán thuốc lá và sẽ làm giảm cầu và tăng doanh thu • Cầu thuốc lá không co dãn với giá • Lượng tiêu thụ thuốc lá sẽ giảm - nhưng giảm với tỷ lệ ít hơn so với tỷ lệ tăng giá

  20. Kết luận: Kinh tế học và Quản lý Thuốc lá • Có các lý lẽ kinh tế vững chắc rằng các chính phủ cần kiểm soát cả nguồn cung và lượng tiêu thụ thuốc lá, bao gồm những lý lẽ sau: • Các phí tổn y tế ngoại sinh có liên quan tới việc hút thuốc và hút thuốc thụ động • Ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và các tổn thất kinh tế không chỉ đổ dồn vào người hút thuốc, mà còn vào cả những người không hút thuốc và toàn xã hội (tác động ngoại sinh tiêu cực)

  21. Kết luận: Kinh tế học và Quản lý Thuốc lá • Các lập luận kinh tế về sự can thiệp của chính phủ • Bản chất gây nghiện của thuốc lá, kết hợp với việc sử dụng thuốc lá ở trẻ vị thành niên và việc người tiêu dùng thiếu kiến thức đầy đủ • Tác động kinh tế không cân xứng của việc hút thuốc lá đối với những quốc gia tương đối nghèo và những quần thể dân cư nghèo của các quốc gia

More Related