1 / 25

Phát triển hệ thống cấp cứu chấn thương

Phát triển hệ thống cấp cứu chấn thương. Jim Holliman, M.D., F.A.C.E.P. Chủ tịch I.F.E.M. Center for Disaster and Humanitarian Assistance Medicine Professor of Military and Emergency Medicine Uniformed Services University of the Health Sciences Bethesda, Maryland, U.S.A.

aimon
Download Presentation

Phát triển hệ thống cấp cứu chấn thương

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Phát triển hệ thống cấp cứu chấn thương Jim Holliman, M.D., F.A.C.E.P. Chủ tịch I.F.E.M. Center for Disaster and Humanitarian Assistance Medicine Professor of Military and Emergency Medicine Uniformed Services University of the Health Sciences Bethesda, Maryland, U.S.A.

  2. Phát triển hệ thống cấp cứu chấn thương Mục tiêu • Trình bày các thông tin dịch tễ học về nhu cầu cải thiện chăm sóc chấn thương trên toàn thế giới • Chỉ rõ tầm quan trọng của Y học cấp cứu (EM) là một thành phần của hệ thống chăm sóc chấn thương hiệu quả • Trình bày những chính sách và khuyến cáo gần đây của Tổ chức y tế thế giới (W.H.O.) về chăm sóc chấn thương.

  3. Lời cảm ơn • Lời cảm tạ đến đồng nghiệp của tôi là Dr. Bobby Kapur và Dr. Terry Mulligan cho những slide mà họ đã cho phép tôi sử dụng trọng bài báo cáo này

  4. Tại sao dịch tễ chăm sóc chấn thương lại quan trọng? • Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt với những người trẻ tuổi và trẻ em • Tỷ lệ tăng tương đối trên hầu hết các nước, kể cả các nước “đang phát triển”

  5. Những trọng tâm sức khỏe toàn cầu của W.H.O. Tổ chức y tế thế giới: Báo cáo sức khỏe 2006 Mục tiêu phát triển thiện niên kỷ HIV, lao, sốt rét, sức khỏe bà mẹ- trẻ em Bệnh mạn tính Bệnh tim mạch và thần kinh Rối loạn chuyển hóa và ung thư Chấn thương Thảm họa về y tế Dịch bệnh, thảm họa tự nhiên, xung đột .

  6. Phân loại các nước theo thu nhập của W.H.O. Y tế và phát triển Thu nhập cao: $9,206 hoặc cao hơn. Thu nhập mức cao của trung bình: $2,976 đến $9,205 Thu nhập mức thấp của trung bình: $746 đến $2,975* Thu nhập thấp: $745 hoặc thấp hơn Phân loạn thu nhập của Ngân hàng thế giới ước tính tổng thu nhập quốc nội (GNI) trên đầu người năm 2001. GNI trên đầu người được tính toán dựa trên phương pháp World Bank Atlas (hoán đổi nội tệ theo dollar Mỹ dựa trên trung bình tỷ giá của 3 năm). *(Vietnam nằm trong nhóm này) Colin D. Mathers and Dejan Loncar. Updated projections of global mortality and burden of disease, 2002-2030:data sources, methods and results. WHO. October 2006. Geneva. .

  7. Xếp hạng tương đối chung về trọng tâm về sức khỏe Các nước có thu nhập cao Bệnh không lây (bệnh của “người giàu”) Chấn thương HIV? Cúm gia cầm? Nước có thu nhập thấp Bệnh lây truyền (HIV, lao, sốt rét) Sức khỏe bà mẹ - trẻ em Chấn thương Tăng các bệnh không lây truyền Dẫn đến “gánh nặng kép”, đặc biệt là vùng thành thị .

  8. Dịch chuyển về dịch tễ học:đo lường điều này như thế nào? Trong nhiều năm, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng phát triển cách thức đo lường mới đánh giá về sự tàn phế hoặc chất lượng cuộc sống cùng với tỷ lệ tử vong. Một trong số những giải pháp gần đây nhất – và vẫn còn gây nhiều tranh cãi – là Disability-Adjusted Life Year, hay DALY.

  9. Dịch chuyển dịch tễ học: DALY Theo cách đơn giản hơn, DALY cố gắng điểm danh toàn bộ những gánh nặng của một bệnh cụ thể lên xã hội. DALY kết hợp tỷ lệ tử vong do sinh non với những mất mát về sức khỏe do bệnh này gây nên. (định nghĩa là sự khác biệt giữa tuổi thực của trẻ tử vong và tuổi thọ của lứa tuổi đó trong quần thể có tỷ lệ tử vong thấp)

  10. Dịch chuyển dịch tễ học: DALY(tiếp) Các yếu tố then chốt cần được cân nhắc bao gồm tuổi khi bệnh tật xảy ra; ảnh hưởng kéo dài trong bao lâu, ảnh hưởng của chúng đến chất lượng cuộc sống. vd. : mất thị lực một bên mắt ở trẻ 7 tuổi hoàn hoàn khác với mất thị lực ở người 67. Bệnh cấp tính phục hồi nhanh có điểm ít hơn trong DALY hơn so với bệnh để lại di chứng mệt yếu.

  11. . http://www.who.int/healthinfo/statistics/bodprojectionsannex08-15.xls

  12. . http://www.who.int/healthinfo/statistics/bodprojectionsannex08-15.xls

  13. Cuối cùng! Sự công nhận của W.H.O. về tầm quan trọng của việc thúc đẩy chăm sóc chấn thương tốt hơn • Tài liệu bước ngoặt: Guidelines for Essential Trauma Care , W.H.O., 2004, 106 trang • Khuyến cáo chi tiết và toàn diện về thực hành tổ chức chăm sóc cấp cứu chấn thương trên cấp độ quốc gia và khu vực

  14. Những thành tố chung nào cần đến trong hệ thống chấn thương? • Bố trí của đơn vị chăm sóc chấn thương • Chăm sóc chấn thương trước viện • Khoa cấp cứu/đội chăm sóc chấn thương • Phẫu thuật/phòng mổ • Chăm sóc tích cực hậu phẫu • Phục hồi chức năng • Đào tạo nhân lực y tế • Giáo dục công chúng • Chương trình dự phòng

  15. Các yếu tố “phụ trợ” của hệ thống cấp cứu chấn thương cần cân nhắc • Đăng ký các ca chấn thương • Nghiên cứu • Hợp tác quốc tế xuyên biên giới về tham chiếu trong chấn thương

  16. Bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống cấp cứu chấn thương • Tỷ lệ tử vong báo cáo điển hình đối với chấn thương lớn tại các trung tâm cấp cứu chấn thương của Mỹ (nơi có đội cấp cứu chấn thương) trong vài thập niên trước đây là 4 đến 5%, và một số báo cáo gần đây là 1%. • Trái lại, tỷ lệ tử vong được báo cáo trước đây của các nước châu Âu khi chưa nhất quán trong sử dụng đội cấp cứu chấn thương là 20 đến 25 % (với khoảng dao động từ 8 đến 40%). • Những báo cáo trong ví dụ này bao gồm các nước như Pháp, Đức và Thụy Sỹ

  17. Nhiều báo cáo đánh giá hiệu quả của hệ thống cấp cứu chấn thương trong cải thiện tỷ lệ tử vong do chấn thương • Một số ví dụ: • Cấp độ quốc gia: McKenzie et al., NEJM 2006. • Cấp độ quốc gia/tiểu bang: Nathens et al., J.Trauma, 2000. • Cấp tỉnh: Cameron et al., NJA, 2008. • Và hiệu quả về chi phí của hệ thống cấp cứu chấn thương: MacKenzie et al., J. Trauma, 2010.

  18. Và y học cấp cứu đã chứng minh được thành tố quan trọng của hệ thống cấp cứu chấn thương hiệu quả • Cải thiện kết cục cấp cứu chấn thương của các trung tâm cấp cứu chấn thương có nội trú cấp cứu: • Taylor et. Al., J Emer Med, 2005. • Và các số liệu trước đây tại Florida cho thấy kết cục tốt hơn tại các trung tâm cấp cứu chấn thương cấp 2 có nội trú cấp cứu so với trung tâm cấp cứu chấn thương cấp 1 nơi mà việc cấp cứu được đảm nhiệm chỉ bởi nội trú ngoại.

  19. Và W.H.O. cuối cùng đã phải công nhận tầm quan trọng của phát triển hệ thống cấp cứu quốc gia ! • Nghị quyết của Hội đồng sức khỏe thế giới 60.22 “Hệ thống sức khỏe: Hệ thống chăm sóc cấp cứu”, 2007. • Kêu gọi tất cả các nước cung cấp một hệ thống chăm sóc có hiệu quả về cấp cứu chấn thương và cấp cứu. • Một bài báo gần đây trên Annals of Emergency Medicine tổng kết về tầm quan trọng của nghị quyết này: Anderson et. al., 2012.

  20. Những văn kiện về hiệu quả của y học cấp cứu trong cấp cứu chấn thương • Holliman et al., IJEM, 2011; 4:44 (miễn phí trên mạng) • Danh mục tham khảo 282 bài công bố về hiệu quả của y học cấp cứu với tư cách là một chuyên khoa và đào tạo bác sỹ chuyên nghành cấp cứu • 28 trong số những bài báo đó cho thấy hiệu quả của y học cấp cứu trong cấp cứu chấn thương

  21. Nguồn lực để phát triển hệ thống cấp cứu chấn thương toàn cầu • Ủy ban hệ thống cấp cứu và chấn thương của W.H.O. tại trụ sở W.H.O. ở Geneva • I.F.E.M. có đại diện chính thức tại nơi đây • Ủy ban thực hành chuyên khoa của I.F.E.M. • Các khóa tập trung vào A.T.L.S., khóa đào tạo chấn thương của châu Âu, và khóa “cấp cứu chấn thương”

  22. Những khó khăn cần vượt qua để phát triển hệ thống cấp cứu chấn thương • Chi phí khởi điểm • Cạnh tranh giữa các cơ sở để được chỉ định thành trung tâm cấp cứu chấn thương (TTCCCT) • TTCCCT và những bịnh viện cấp cứu cần làm việc chung trong một hệ thống chấn thương rộng lớn • Đảm bảo đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục các nhân viên của trung tâm chấn thương • Phối hợp với dịch vụ cấp cứu trước viện

  23. Những mặt tích cực để phát triển hệ thống cấp cứu chấn thương đáng giá • Sự yên tâm và hài lòng của công chúng đối với hệ thống • Làm việc chung với các nhà chính trị để thành lập và phát triển hệ thống ban đầu nhờ đó có thêm được sự hỗ trợ trong tương lai • Và tất nhiên: cải thiện tỷ lệ tử vong do chấn thương và hy vọng có thể cải thiện tỷ lệ tàn phế.

  24. Phát triển hệ thống cấp cứu chấn thương Kết luận • Chấn thương là vấn đề y tế lớn của tất cả các nước • Tần suất chấn thương dự kiến tăng nhanh ở “các nước đang phát triển” • Có bằng chứng rõ ràng rằng hệ thống cấp cứu chấn thương giúp cải thiện tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân chấn thương • Có những bằng chứng rõ ràng rằng y học cấp cứu là thành tố quan trọng của hệ thống cấp cứu chấn thương hiệu quả • W.H.O. ủng hộ mạnh mẽ cải thiện cấp cứu chấn thương là một mục tiêu quan trong toàn cầu.

More Related