1 / 50

[Đạo & Đời] Nhập môn tư tưởng Phương Đông & tổng quan tư tưởng Nho Giáo

Tuu1ea7n 1 khu00f3a u0110u1ea1o & u0110u1eddi

FredHub
Download Presentation

[Đạo & Đời] Nhập môn tư tưởng Phương Đông & tổng quan tư tưởng Nho Giáo

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Nhập môn TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG TRẦN QUANG ĐỨC

  2. IDENTITY Việc tái xác nhận các giá trị châu Á trong những năm 1990 thể hiện: - Khao khát được kết nối lại với lịch sử, quá khứ, sau khi kết nối này đã bị phá vỡ bởi cả sự thống trị của đế quốc lẫn sự thống trị sau đó của thế giới quan phương Tây trên toàn cầu; - Nỗ lực khẳng định cá @nh, tăng cường cảm thức tự tôn trong thế giới, nơi thế hệ cha ông vô thức chấp nhận rằng: họ là những sinh vật thấp kém so với phương Tây.” - Nỗ lực Fm kiếm sự cân bằng phù hợp trong việc nuôi dưỡng thế hệ sau, sao cho chúng được Zếp cận với thế giới kết nối công nghệ toàn cầu mà vẫn củng cố và ý thức về văn hoá của tổ Zên. Kishore Mahbubani, học giả, nhà ngoại giao Singapore, từng làm Đại Sứ của Singapore tại LHQ và là Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2001 - 2002

  3. ĐÔNG THỂ TÂY DỤNG

  4. “Tất cả các hình thức hoạt động trí tuệ của Việt Nam đều thấm nhuần những hệ thống triết học của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Các học thuyết đó tạo thành cái nền của văn hóa Việt Nam ngày nay.” Văn minh Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên, 1938.

  5. “Việc của chúng ta là phải nghiên cứu và tìm hiểu những tiến bộ của Âu Mỹ, nhưng quyết không được lãng quên và vứt bỏ những thứ mà phương Đông cổ xưa đã truyền lại đến nay!” Luận Ngữ và bàn tính Shibusawa Eiichi (1840 – 1931)

  6. Agricutural Revolution - Cách mạng Nông nghiệp 12.000 năm trước. Industrial Revolution - Cách mạng Công nghiệp 200 năm trước. Cognitive Revolution - Cách mạng Nhận thức 70.000 năm trước. Scientific Revolution - Cách mạng Khoa học 500 năm trước. IR 4.0 Nay Thích Ca; Khổng Tử, Lão Tử (2500 năm trước); Platon, Socrates (2400 năm trước) Karl Marx, Friedrich Engels (200 năm trước).

  7. Khoá học MINH TRIẾT PHƯƠNG ĐÔNG Chuyên đề 1: Tư tưởng Nho giáo Chuyên đề 2: Mô hình trị quốc phương Đông. Chuyên đề 3: Tư tưởng Kinh Dịch. Chuyên đề 4: Tư tưởng Lão Trang. Chuyên đề 5: Tư tưởng Phật giáo nguyên thuỷ. Chuyên đề 6: Tư tưởng Phật giáo Đại thừa: Thiền tông – Tịnh độ tông – Mật tông. Chuyên đề 7: Tư tưởng phương đông phân tích qua mô hình tâm lý học Spiral Dynamics.

  8. - Lý giải quá khứ, thấu hiểu hiện tại, định hướng tương lai. à à HIỂU RÕ BẢN THÂN - Không chối bỏ, không tự ti, không hoang tưởng vĩ cuồng. à à XÂY DỰNG SELF ESTEEM LÀNH MẠNH.

  9. TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRẦN QUANG ĐỨC.

  10. XUÂN THU (770 TCN – 476 TCN) YÊN 242 năm, hơn 480 trận chiến, 36 vua bị giết, 52 nước bị tiêu diệt. CHIẾN QUỐC (475 TCN - 220 TCN) TỀ TẤN VỆ LỖ TỐNG CHU TRỊNH TẦN TRẦN TỪ THỤC THÁI NGÔ VIỆT SỞ

  11. - Phong kiến - Lễ nhạc - Tập ấm TÂY CHU (1046 TCN – 771 TCN)

  12. MINH TRIẾT NHO GIA 1. ĐẠO (THE WAY) là đường lối tuân thủ theo LỄ (RITES), bộ quy tắc ứng xử giữa người với người, giữa người sống với người chết (tổ tiên), thần linh, nhằm khiến xã hội nề nếp, quy củ.

  13. LỄ – BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ khiến xã hội nề nếp quy củ “Lễ cốt yếu là nhằm định ra rõ các mối quan hệ; tránh sự lẫn lộn, ngờ vực; phân biệt rõ đúng, sai. Theo Lễ, làm việc không được vượt quá bổn phận, không được xâm phạm, coi khinh người khác. Luôn trau dồi đạo đức, hành động và lời nói đều hợp với đạo nghĩa, ấy là thực chất của LỄ.” Lễ Ký

  14. TÔI TỚ “Lễ là hạ thấp mình và đề cao người khác.” Lễ ký

  15. TIÊN HỌC LỄ Hậu học Văn.

  16. “Y phục có định chế, nhà cửa có quy chuẩn, thuyền xe khí giáp có luật cấm... Dù tài giỏi, xinh đẹp, không giữ chức vị ấy không dám mặc trang phục ấy. Dù nhà giàu lắm của, không có tước lộc ấy không dám dùng tài sản ấy.” Xuân Thu phồn lộ

  17. “Không được để cơm vón cục, không được gạt phần cơm lấy thừa vào đồ đựng, không được uống ngụm lớn để tránh đầy miệng nước chảy ra ngoài, không được nhai nhóp nhép, không được gặm xương để tránh phát ra tiếng, không được đặt cá thịt đã cắn trở lại đồ đựng, không được giành ăn thức ngon. Không được vì muốn nhanh mà thổi hơi nóng trong cơm. Rau trong canh phải nhai kỹ, không được húp thành tiếng. Không được xỉa răng trước mặt mọi người.” Lễ Ký

  18. LỄ - CHÍNH DANH (Làm việc không được vượt quá bổn phận) “Chính trị là gì? Là vua ra vua, tôi ra tôi, bố ra bố, con ra con.” “Quân tử suy tính không vượt ra ngoài danh vị của mình.” “Không ở vị trí ấy, không bàn tính công việc quản lý ấy.”

  19. “Thiên hạ có đạo thì lễ nhạc hay việc chinh phạt đều do thiên tử ban ra. Thiên hạ vô đạo thì lễ nhạc, chinh phạt do chư hầu ban ra. Thiên hạ có đạo thì việc cai trị không nằm trong tay đại phu. Thiên hạ có đạo thì người dân không bàn luận về chính trị.” Luận Ngữ

  20. MINH TRIẾT NHO GIA 2. ĐỨC (VIRTUES) là tinh thần của Đạo. ĐỨC TRỊ (RULE BY VIRTUE) là cai trị bằng đạo đức, vua quan phải là tấm gương đạo đức.

  21. Vua nhân từ, không ai không nhân từ. Vua đúng đắn không ai không đúng đắn. Vua ngay thẳng không ai không ngay thẳng. Đặt người ngay thẳng trên kẻ tà ác thì dân phục. Đặt người tà ác trên người ngay thẳng thì dân không phục! THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN

  22. MINH TRIẾT NHO GIA 2. ĐỨC TRỊ là cai trị bằng đạo đức, vua quan phải là tấm gương đạo đức. Trong NGŨ ĐỨC (Nhân lễ nghĩa trí tín), NHÂN (LOVE FOR OTHERS) đứng đầu, là điều tốt đẹp nhất trong tư tưởng Đức trị của nhà Nho. HIẾU ĐỄ (Filial Piety) là gốc của NHÂN. KÍNH (Veneration) là tinh thần của HIẾU.

  23. “Nhân là YÊU người”; “Người quân tử học Đạo thì yêu người.”

  24. “Nhân là điều mình muốn tạo dựng cho mình thì tạo dựng cho người; điều mình muốn đạt được, cũng giúp người khác đạt được.” Người Nhân ái, không vì mong sinh tồn mà làm tổn hại đến điều Nhân, sẵn sàng chết để hoàn thành điều Nhân. ĐIỀU MÌNH KHÔNG MUỐN, CHỚ LÀM CHO NGƯỜI

  25. Sử dụng bạo lực, giả vờ nhân nghĩa, là BÁ đạo. Bá chủ sở hữu nước lớn. Sử dụng đạo đức, thi hành nền chính trị NHÂN từ là VƯƠNG đạo. Quân vương không cần sở hữu nước lớn.

  26. NHÂN GIẢ DĨ TÀI PHÁT THÂN BẤT NHÂN GIẢ DĨ THÂN PHÁT TÀI “Người nhân ái dùng tài sản đề phát triển bản thân, Người bất nhân dùng bản thân để phát tài.” Đại học

  27. MINH TRIẾT NHO GIA 3. TU THÂN là gốc của việc cai trị quốc gia, thiên hạ. HỌC là khởi đầu của quá trình Tu Thân. Trong mọi hoàn cảnh, luôn coi việc trau dồi học vấn và đạo đức làm vui.

  28. “KHÔNG lo không có chức vụ, lo không có khả năng để trụ vững mà thôi. “Học giỏi mà còn dư sức thì ra làm quan. Làm quan mà còn dư sức thì tiếp tục học.” KHÔNG lo không có ai biết đến mình, chỉ mong có đủ năng lực để người ta có thể biết đến mình thôi.”

  29. Có người lao tâm, có người lao lực. Người lao tâm cai trị người khác, người lao lực bị cai trị bởi người khác. Người bị cai trị phải nuôi người khác. Người cai trị được nuôi bởi người khác. Ấy là nguyên tắc chung của thiên hạ. Mạnh Tử

  30. LẠC ĐẠO Thuận lợi thì cứu giúp thiên hạ Cùng đường thì tự làm đẹp bản thân.

  31. MINH TRIẾT NHO GIA 4. DÂN LÀ GỐC. Nhà nước phải VÌ DÂN, ĐƯỢC LÒNG DÂN.

  32. “DÂN VI QUÍ, XÃ TẮC THỨ CHI, QUÂN VI KHINH”. Đạo có được thiên hạ, là lấy được lòng dân. Đạo lấy được lòng dân, là cho những gì dân muốn, không làm những điều dân ghét.

  33. “Lật thuyền mới biết dân là nước.” Nguyễn Trãi “Dân là nước, vua là thuyền. Nước có thể chở thuyền, có thể lật thuyền.” “Dân không tin thì chính thể không đứng vững.” Khổng Tử

  34. MINH TRIẾT NHO GIA 5. SỐNG CHẾT LÀ CHUYỆN NHỎ, GIỮ TIẾT THÁO LÀ VIỆC LỚN. Không sợ hãi trước cường quyền, không vì thực tế khó khăn mà nản chí, vì đạo lớn sẵn sàng xả thân.

  35. PHÚ QUÝ BẤT NĂNG DÂM BẦN TIỆN BẤT NĂNG DI UY VŨ BẤT NĂNG KHUẤT Ấy là Đại Trượng Phu. Mạnh Tử Sĩ khả sát, bất khả nhục! Lễ ký

  36. Nay ta gắng sống lay lắt, chi bằng vì NGHĨA mà chết cho thật thung dung! Nguyễn Tri Phương (1800 – 1873)

  37. May mà thắng mà sống thì làm nghĩa sĩ triều đình, may mà bại mà chết vẫn làm quỷ dữ giết giặc. Thà chịu tội với quý quốc, không dám đắc tội với vua tôi, thà chịu tội với nhất thời, quyết không dám để tội tới vạn cổ. Một chữ đầu thú, xin chớ nói nhiều, tội vạ cũng cam, không sống tạm! Nguyễn Quang Bích (1832 - 1890) không quyết quyết

  38. “Quan Án sát Hải Dương Nguyễn Cao (1837 – 1887) tụ đảng hơn nghìn người, mưu lấy lại tỉnh thành, bị quân Pháp bắt được, ông tự mổ bụng không chết, lại tự cắn lưỡi mà chết. Có người nghĩa sĩ viếng câu đối rằng: Thệ tâm thiên địa lưu trường xích. Thiết xỉ giang sơn thổ thiệt hồng (Lòng thề trời đất tuôn ruột đỏ, răng nghiến non sông nhả lưỡi hồng).” Phan Bội Châu Việt Nam vong quốc sử

  39. Những vị hào kiệt ở các đời loạn thường thấy nổi lên như Lý Thường Kiệt thời Lý, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An đời Trần, cũng như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu v.v. ở triều Nguyễn, đều là những người hấp thụ được tinh thần ‘xả thân thành nhân’ của người quân tử, cùng tinh thần ‘phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất’ của kẻ đại trượng phu. Đào Duy Anh (1904 – 1988)

  40. MINH TRIẾT NHO GIA 6. TINH THẦN TỰ NHIỆM. Tự mang trách nhiệm với người dân, xã hội, đất nước, thiên hạ.

  41. TU - TỀ - TRỊ - BÌNH “Từ thiên tử cho tới dân thường đều lấy việc tu thân làm gốc.” TU THÂN Rèn mình TỀ GIA Quản lý gia đình BÌNH THIÊN HẠ Khiến thiên hạ thái bình TRỊ QUỐC Trị yên đất nước

  42. CHÍ THÀNH Để khiến bản thân chân thành thì lựa chọn điều tốt đẹp mà chấp hành đến cùng. Chỉ có người chí thành mới có thể phát huy được trọn vẹn bản tính trời ban, cho mình, cho người, cho vạn vật, từ đó mới có thể giúp đỡ trời đất trong việc nuôi dưỡng vạn vật, sánh ngang cùng trời đất… Tử Tư – Trung Dung

  43. “Vạn vật cùng sinh trưởng mà không tổn hại nhau, các học thuyết đường lối cùng tịnh hành mà không xung đột nhau, ấy là duyên do trời đất trở nên vĩ đại!” Tử Tư - Trung Dung

  44. Người nhân từ coi trời đất vạn vật là một thể, không có thứ gì không phải bản thân mình! Trình Hạo Trong vòm trời đất, việc gì cũng là phận sự của mình. Nguyễn Công Trứ. VÌ trời đất lập tâm, VỊ dân sinh lập mệnh, VÌ thánh hiền xưa, kế thừa tuyệt học, VÌ muôn đời sau, mở ra nền thái bình! Trương Tái.

  45. MINH TRIẾT NHO GIA 1. ĐẠO là đường lối tuân thủ theo LỄ NGHĨA. 2. ĐỨC TRỊ là cai trị bằng đạo đức. 3. HỌC là khởi đầu của quá trình Tu Thân. Trong mọi hoàn cảnh luôn vui với đạo và học. 4. Nhà nước VÌ DÂN, được lòng dân. 5. Giữ đạo đức, TIẾT THÁO, sẵn sàng xả thân vì nghĩa cử lớn lao. 6. Tinh thần TỰ gánh vác trách NHIỆM. à Đặt định thể chế xã hội, giáo dục đạo đức tinh thần, học thuật.

More Related